Tin mới

Hệ thống điều hòa có khiến Covid-19 lây nhiễm mạnh hơn?

Từ kinh nghiệm dập dịch SARS thành công trước đây, các chuyên gia cũng có khuyến cáo cụ thể để người dân phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 38 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Dương Văn An được điều động làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Nỗi ám ảnh của dịch SARS 2002-2003 sau 17 năm vẫn là điều kinh hoàng với những người chứng kiến và trải qua nó.

Dịch Covid-19 bùng phát từ Vũ Hán (Trung Quốc) và lây lan chóng mặt tới hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã khiến nhiều người liên tưởng tới dịch SARS trước đây.

Hệ thống điều hòa có khiến Covid-19 lây nhiễm mạnh hơn? (Ảnh minh họa)

Sau khi virus gây bệnh viêm phổi lạ tại Vũ Hán được xác định là SARS-CoV-2, một chủng mới của virus corona gây ra dịch SARS trước đây, nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại về “kịch bản lặp lại” với nguy cơ lây nhiễm, phát tán virus có thể bắt nguồn từ hệ thống điều hòa nhiệt độ, đặc biệt là khi dùng chung điều hòa tổng tại nơi làm việc.

Từ kinh nghiệm dập dịch SARS thành công trước đây, các chuyên gia cũng có khuyến cáo cụ thể để người dân phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay. Trao đổi với phóng viên VOV.VN, TS.BS Phạm Quang Thái, Phó trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, virus SARS-CoV-2 thừa kế phần lớn đặc tính của virus SARS 2002-2003, chỉ khác về khả năng lây nhiễm cao hơn hẳn.

“Nói như vậy để biết rằng, trong không gian kín của phòng điều hòa thì khả năng lây nhiễm rất cao. Đây là lý do Việt Nam đưa ra khuyến cáo rằng cần mở bung cửa ra cho không khí đối lưu nhằm làm loãng virus trong mật độ không khí nếu có”, BS Thái khuyến cáo.

Theo BS Thái, vấn đề điều hòa tổng thì trong bài báo mới nhất đăng trên tạp chí uy tín viết tắt là JAMA (The Journal of the American Medical Association) đã nói rõ nhóm nghiên cứu tại Singapore đã tiến hành khảo sát dấu tích của virus SARS-CoV-2 ở không gian quanh bệnh nhân đang được cách ly trong bệnh viện. Trong đó, miêu tả virus SARS-CoV-2 dính trên hầu hết các bề mặt và dụng cụ xung quanh bệnh nhân. Thế nhưng những bề mặt này sẽ mất hết virus khi được lau dọn bằng những dung dịch sát khuẩn. Virus cũng bám được trên các vị trí như quạt, cửa gió điều hòa, song không khí thổi qua điều hòa thì không thấy virus.

“Có thể hiểu những môi trường làm việc thông thường hoặc là chỉ có một bệnh nhân, hoặc ít bệnh nhân, thì khả năng lây nhiễm qua hệ thống điều hòa là rất nhỏ so với việc lây qua giọt bắn trực tiếp, hay là lây qua các bề mặt”, BS Thái nhấn mạnh.

TS.BS Phạm Quang Thái, Phó trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.

Như vậy, những nơi như bệnh viện, phòng bệnh quá tải bệnh nhân hay những khu vực không được khử khuẩn thường xuyên, đặc biệt là những phòng có bệnh nhân thở máy thì lượng virus trong không khí sẽ cao hơn nhiều. Trong những môi trường cụ thể này thì những điều hòa tổng sẽ góp phần vào lây nhiễm bệnh. Do vậy, các bệnh viện thu dung ca nhiễm Covid-19 nếu không có điều kiện trang bị phòng áp lực âm thì ít nhất không được để không khí tù đọng trong phòng, hay sử dụng điều hòa tổng bởi vì những điều này sẽ làm tăng khả năng lây nhiễm trong bệnh viện.

Trong những không gian khác như siêu thị, nhà hàng, khách sạn, văn phòng làm việc… việc phát tán virus thông qua các hệ thống điều hòa là rất thấp. Do vậy, người dân không cần quá lo ngại vấn đề này./.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản