Tin mới

Hoàn thiện cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng

(Mặt trận) - Để người dân không "đơn độc" và hệ thống chính trị không "độc thoại" trong công tác phòng, chống tham nhũng, theo Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực, cần phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm "cầu nối" của MTTQ Việt Nam; đồng thời sớm xây dựng cơ chế bảo vệ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

 

Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 25/6, thay mặt Đảng đoàn UBTƯ MTTQ Việt Nam, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về công tác Phòng, chống tham nhũng (PCTN), Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực đã kiến nghị tới Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN 6 nhóm giải pháp.

Nhân dân đồng tình ủng hộ

Nhất trí và đánh giá cao nội dung, báo cáo tại Hội nghị đã phản ánh khá đầy đủ tình hình, kết quả công tác PCTN từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng tới nay; xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực cho rằng, với sự quyết tâm, đổi mới, cách làm bài bản, nghiêm túc, trách nhiệm, sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, các tổ chức Đảng, Nhà nước, MTTQ các cấp, của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN và các địa phương. Công tác PCTN đã có những chuyển biến mạnh mẽ được nhân dân đồng tình ủng hộ thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, và đại biểu Quốc hội. 

Theo Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực, hầu hết kết quả 9 mặt công tác PCTN đều được phát huy và nâng lên rõ rệt cả về chất và lượng. Bên cạnh công tác cải cách thủ tục hành chính được triển khai quyết liệt; vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, MTTQ Việt Nam, các cơ quan báo chí và nhân dân được tăng cường thì các ngành, các cấp các địa phương đã tích cực quan tâm triển khai các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí. 

“Đặc biệt, việc triển khai các kết luận kiểm tra, thanh tra, việc xử lý nghiêm minh, kịp thời nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp không có vùng cấm; việc xử lý kỷ luật cán bộ lãnh đạo, kể cả cán bộ cấp cao hoặc nghỉ hưu khi có vi phạm đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cán bộ, đảng viên, và các tầng lớp nhân dân, đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hành động của người có chức vụ, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân vào quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta” - Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực nhấn mạnh; đồng thời cho rằng, từ kết quả đó, đã xác định được những bất cập trong cơ chế, chính sách, và nhất là trong khâu tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra, giám sát để có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời.

Trách nhiệm của MTTQ Việt Nam trong công tác này, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực nhìn nhận, đã được khái quát cơ bản, đầy đủ trong báo cáo. Xác định công tác PCTN là lĩnh vực khó và phức tạp, phải kiên trì, liên tục, do vậy trên cơ sở quyền và trách nhiệm của mình, MTTQ Việt Nam các cấp ngày càng chú trọng và thực hiện có hiệu quả hơn, điều đó được thể hiện qua các mặt tiêu biểu. 

Theo đó, thứ nhất, vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên trong PCTN từng bước được khẳng định, đã nâng cao năng lực trong việc tham gia góp ý, phản biện xã hội để góp phần hoàn thiện cơ chế, pháp luật về PCTN; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, pháp luật; tích cực giám sát, bước đầu chú trọng hướng đến những nội dung, lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí, gây sách nhiễu, phiền hà đối với người dân và doanh nghiệp, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân. 

Thứ hai, chủ động ban hành và triển khai thực hiện Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam thực hiện công tác PCTN, lãng phí giai đoạn 2018 - 2020, đồng thời ban hành Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, tố cáo về tham nhũng, lãng phí, suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”,  “tự chuyển hóa ” trong cán bộ, đảng viên. 

Thứ ba, thời gian gần đây, UBTƯ MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, hiệp hội doanh nghiệp, cơ quan báo chí, truyền thông và nhân dân đã tích cực phối hợp chặt chẽ cùng với Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành, Trung ương và địa phương, để thực hiện tốt công tác PCTN, lãng phí; tham gia có hiệu quả vào quá trình cải cách thủ tục hành chính; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh và phát huy mạnh mẽ vai trò làm chủ của nhân dân. Phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức thành công Giải báo chí toàn quốc năm 2017 với chủ đề “Báo chí với công tác đấu tranh PCTN, lãng phí”. 

Thứ tư, các Ban Thanh tra Nhân dân, Ban Giám sát Đầu tư cộng đồng ở xã, phường, thị trấn đã duy trì và phát huy tốt hơn vai trò giám sát, góp phần hạn chế tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và phát huy dân chủ ở cơ sở.

Mặc dù có những cố gắng nhất định, song Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực cũng thẳng thắn nhìn nhận trách nhiệm tham gia công tác PCTN của MTTQ Việt Nam các cấp chưa thực sự đáp ứng được mong đợi của Đảng và nhân dân. Nhân dân kỳ vọng nhiều hơn ở tính tích cực, chủ động, và năng lực giám sát, phát hiện kịp thời, không né tránh, và có chính kiến từ phía MTTQ Việt Nam các cấp, trước yêu cầu, đòi hỏi và áp lực cao hơn từ công tác này. 

Ngăn chặn nguy cơ tham nhũng ngay từ khâu xây dựng chính sách

Đồng tình với đánh giá về kết quả, hạn chế, yếu kém và bài học kinh nghiệm trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực đã kiến nghị 6 nhóm giải pháp tới Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN.

Thứ nhất, kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng chính sách, pháp luật để ngăn chặn nguy cơ tham nhũng từ xây dựng chính sách. 

Thứ hai, kiểm soát quyền lực bằng cơ chế, trách nhiệm nhất là trách nhiệm người đứng đầu.

Giải pháp thứ ba được Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực nhấn mạnh đến là việc thực hiện nghiêm quy định về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của cơ quan, tổ chức; kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn hướng tới hạn chế thanh toán bằng tiền mặt mà nên áp dụng công nghệ thanh toán bằng thẻ tín dụng, hoặc qua Kho bạc, Ngân hàng.

Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực phát biểu tại Hội nghị.

Để thực hiện và triển khai tốt nhiệm vụ công tác PCTN, lãng phí, theo Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực, cần thể chế hiệu quả hơn và có sự tham gia rộng rãi của toàn xã hội, trong đó vai trò của nhân dân cần được phát huy mạnh mẽ hơn, như phát biểu của Tổng Bí thư về công tác phòng, chống tham nhũng, muốn thành công, hiệu quả cao phải có sự tham gia tích cực của nhân dân, điều đó thể hiện ở mấy điểm. 

Cụ thể, về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Cần phải giải quyết thấu đáo những vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra với cơ chế rõ rệt, đủ mạnh, để khắc phục những bất cập, hạn chế của công tác PCTN trong thời gian qua, làm sao để nhân dân thấy được kết quả đột phá từ công tác này. Và cơ chế nào để bảo vệ người tố cáo tham nhũng? Cơ chế vinh danh, khen thưởng? đều là những nội dung hết sức thiết thực, cần được kịp thời, hoàn thiện cơ chế. Để người dân không "đơn độc" và hệ thống chính trị không "độc thoại" trong công tác này và hơn bao giờ hết chúng tôi ý thức được vai trò, trách nhiệm "cầu nối" của MTTQ Việt Nam cần phải được phát huy tốt hơn. Sớm xây dựng cơ chế bảo vệ cán bộ đảng viên, nhất là người đứng đầu, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Thông tin việc dự kiến tại Điều 17 dự thảo Luật PCTN (sửa đổi) có quy định về việc “UBTƯ MTTQ Việt Nam chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên và các tổ chức, cá nhân có liên quan xây dựng và công khai báo cáo phản biện xã hội về công tác PCTN”, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực nhìn nhận, quy định này có tác dụng "nhấn mạnh" vai trò, trách nhiệm của MTTQ Việt Nam để góp phần giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra những nhận định, đánh giá chính xác, khách quan hơn về thực trạng PCTN. 

MTTQ Việt Nam đồng tình và sẵn sàng thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, một trong những yếu tố phát huy quyền làm chủ của nhân dân thì phải có cơ chế thỏa đáng để MTTQ Việt Nam có điều kiện và thực lực để giám sát, phản biện xã hội về PCTN, lãng phí. Nhân dân phải có điều kiện được tham gia rộng rãi và phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội thông qua MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên. Vấn đề đặt ra ở đây là câu chuyện về công khai, minh bạch, đặc biệt là trong những lĩnh vực nhạy cảm dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí và cơ chế hậu giám sát, phản biện xã hội cần được quan tâm phù hợp hơn.

Thứ năm, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực kiến nghị, cần thường xuyên, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và các nhiệm vụ cụ thể của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ cụ thể hóa bằng Chương trình hành động, kế hoạch hằng năm trong đó đã đề ra mục tiêu, nội dung, giải pháp nhằm góp phần tạo phong trào toàn dân đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.  

“MTTQ Việt Nam tiếp tục phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và các tổ chức thành viên tiếp tục tổ chức giải báo chí toàn quốc năm 2018-2019 “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”. Mặt trận các cấp tiếp tục tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân,  đóng góp thẳng thắn, tâm huyết, trách nhiệm của các vị trong Đoàn Chủ tịch, các vị là Ủy viên Ủy ban Mặt trận, các Hội đồng Tư vấn của MTTQ Việt Nam các cấp về phản ánh những vụ việc tiêu cực tham  nhũng, lãng phí để phản ánh kịp thời với Đảng, Nhà nước và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng” - Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực nêu lên kiến nghị thứ sáu.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản