Tin mới

Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024

(Mặt trận) - Sáng ngày 17/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024, theo hình thức trực tuyến.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Không gian Pháp ngữ là mảnh đất tiềm năng cho hợp tác kinh tế, đầu tư và trao đổi thương mại

Thủ tướng: Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam thực hiện '5 tiên phong' phát triển cùng đất nước

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 48 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024. Ảnh: Hồ Long 

Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Nhà Quốc hội có các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà; Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng cùng các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại diện lãnh đạo Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước; Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương. 

Cùng dự tại 62 điểm cầu trên cả nước có: 19 Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, các Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng Nhân dân, UBND, MTTQ Việt Nam... 

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Hồ Long 

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương nêu rõ, giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước là một trong 3 chức năng quan trọng của Quốc hội. Bắt đầu từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, hằng năm Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều tổ chức Hội nghị triển khai chương trình giám sát của năm tiếp theo. Đây là một bước đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, được đại biểu Quốc hội, nhân dân và cử tri đánh giá cao.

Nhìn lại hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm 2023, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, các hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội được thực hiện có hiệu quả với nhiều đổi mới mạnh mẽ về tư duy và phương thức thực hiện, được triển khai toàn diện, đồng bộ, ngày càng đi vào thực chất; nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả, phản ứng linh hoạt, nhạy bén trước những vấn đề thời sự quan trọng của đất nước; tăng tính dân chủ, pháp quyền, công khai, minh bạch trong hoạt động giám sát, tạo hiệu ứng lan tỏa về tinh thần hành động tích cực, góp phần tạo chuyển biến toàn diện cả về nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và vấn đề được giám sát.

 Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà đồng chủ trì Hội nghị

Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, năm 2024 là năm có ý nghĩa quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII và thực hiện Chương trình hoạt động cả nhiệm kỳ Quốc hội, đặt ra yêu cầu đối với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và từng đại biểu Quốc hội phải tích cực, khẩn trương triển khai, thực hiện các hoạt động giám sát có hiệu quả, chất lượng hơn.

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 90/2023/QH15 về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024 với nhiều nội dung giám sát, yêu cầu cụ thể hơn trong việc tổ chức thực hiện đối với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, như: Yêu cầu các cơ quan của Quốc hội tăng cường tính chủ động xây dựng, triển khai thực hiện Chương trình giám sát của cơ quan mình, tiếp tục đổi mới, giám sát; đề xuất tổ chức các phiên giải trình và các hoạt động giám sát khác phù hợp; đổi mới phương thức tổ chức các phiên giải trình theo hướng tăng cường kết hợp giữa họp trực tiếp và kết nối trực tuyến…). 

Quang cảnh Hội nghị 

Quốc hội đã chọn giám sát tối cao 2 chuyên đề là: “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11.1.2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023” (sẽ báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ Bảy) và chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” (sẽ báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 833/NQ-UBTVQH15 ngày 27.7.2023 về Chương trình giám sát của UBTVQH năm 2024; theo đó đã chọn 2 chuyên đề giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023” và chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023”.

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng tham dự Hội nghị 

Tại Hội nghị này, ngoài việc đánh giá những kết quả đạt được, những kinh nghiệm hay trong công tác giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và của đại biểu Quốc hội trong năm 2023, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu cần làm rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan trong các hoạt động giám sát; đồng thời trao đổi, thống nhất về nhận thức, nội dung, công tác phối hợp, các biện pháp để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm 2024, góp phần đưa các chính sách, pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, bảo đảm có hiệu quả cao, đáp ứng sự mong mỏi của người dân và cử tri cả nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội trân trọng đề nghị các đại biểu tham gia có trách nhiệm, tâm huyết, xây dựng, đóng góp nhiều ý kiến sát thực để góp phần vào thành công của Hội nghị và tạo tiền đề quan trọng cho thành công của chương trình giám sát năm 2024.

 

Ngay sau phát biểu khai mạc của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, hội nghị đã nghe Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo đánh giá kết quả hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2023 và triển khai chương trình giám sát năm 2024. 

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế tiếp tục được tăng cường

Trình bày Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá kết quả hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2023 và triển khai chương trình giám sát năm 2024 tại Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024 đang diễn ra sáng nay, 17.11, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh, với mục tiêu không ngừng “đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát là khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội”, hoạt động giám sát của Quốc hội đã được tổ chức triển khai toàn diện, đồng bộ, bảo đảm tiến độ, hoàn thành toàn bộ các nội dung theo kế hoạch. 

Hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không ngừng được cải tiến, đổi mới từ việc xây dựng thể chế cho đến việc triển khai thực hiện từng nội dung giám sát. Đặc biệt, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế tiếp tục được tăng cường, góp phần quan trọng tạo cơ sở pháp lý và định hướng cho hoạt động giám sát của cả nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, như: ban hành Nghị quyết số 96/2023/QH15 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; tích cực chỉ đạo việc nghiên cứu, chuẩn bị hồ sơ đề xuất xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; xây dựng dự thảo Nghị quyết hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; các nghị quyết về hoạt động chất vấn, giám sát chuyên đề…

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hồ Long 

Năm 2024, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát tối cao 2 chuyên đề: (1) Về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và về một số dự án quan trọng quốc gia và (2) Về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội tại Kỳ họp thứ Bảy, Kỳ họp thứ Tám.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát 2 chuyên đề: (1) Về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và (2) Về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại phiên họp tháng 8 và tháng 9.2024.

Cùng với việc tích cực triển khai các hoạt động giám sát còn lại theo chương trình của năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan chuẩn bị “từ sớm, từ xa” cho các hoạt động giám sát năm tới, trong đó, đã cho ý kiến sớm về kế hoạch, đề cương báo cáo giám sát của 4 chuyên đề năm 2024 ngay tại phiên họp tháng 8 và tháng 9.2023. Đến nay, 4 Đoàn giám sát đã ban hành kế hoạch và đề cương báo cáo gửi các cơ quan chịu sự giám sát, các địa phương để triển khai các hoạt động theo kế hoạch. 

Tập trung giám sát việc ban hành văn bản chi tiết, khâu tổ chức thực thi

Để triển khai có hiệu quả giám sát các chuyên đề, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các Đoàn giám sát, các cơ quan, tổ chức hữu quan tập trung triển khai một số nội dung sau:

Một là, các Đoàn giám sát cần tận dụng tối đa các tài liệu, hồ sơ sẵn có về sơ kết, tổng kết, đánh giá những nội dung có liên quan đến chuyên đề giám sát, nhất là những nội dung mới được sửa đổi trong các luật vừa được Quốc hội thông qua để tổ chức triển khai có hiệu quả; phát huy kinh nghiệm đổi mới tổ chức các Đoàn giám sát đã thực hiện trong nửa nhiệm kỳ qua để tổ chức hoạt động giám sát phù hợp, khoa học; trong đó, tập trung vào giám sát việc ban hành văn bản quy định chi tiết, khâu tổ chức thực thi để luật sớm đi vào cuộc sống và được thực hiện nghiêm minh; đồng thời, các kiến nghị giám sát cần được nghiên cứu, chắt lọc sâu sắc, sát với tình hình thực tiễn, bảo đảm khả thi. 

Tăng cường phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong triển khai các hoạt động của các Đoàn giám sát; đồng thời, đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức phản biện xã hội đối với nội dung của các chuyên đề giám sát để phát huy hiệu quả của hoạt động giám sát của Quốc hội, gắn với hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên.

Hai là, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát và tổ chức có liên quan cần bám sát đề cương, kế hoạch để chuẩn bị báo cáo theo đúng yêu cầu, bảo đảm chất lượng, tiến độ. Trong quá trình chuẩn bị báo cáo, nếu có khó khăn, vướng mắc, thì cần trao đổi ngay với Thường trực các Đoàn giám sát. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan thống nhất về cách thức tổng hợp, lấy số liệu, bám sát yêu cầu về nội dung trong các đề cương.

Ba là, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, đơn vị được Đoàn giám sát dự kiến tổ chức giám sát, làm việc, cần có sự phối hợp chặt chẽ, cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác những thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Đoàn giám sát.

Bốn là, thành viên Đoàn giám sát, Tổ giúp việc tiếp tục đề cao tinh thần trách nhiệm, chủ động sắp xếp, bố trí thời gian nghiên cứu tài liệu, báo cáo, tham gia đầy đủ, tích cực vào các hoạt động của Đoàn giám sát.  

 

Về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn: Quốc hội tổ chức 2 phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ Bảy và Kỳ họp thứ Tám. Nội dung chất vấn được lựa chọn sớm trên cơ sở các nguồn thông tin lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn theo 3 tiêu chí được quy định tại khoản 1 Điều 11 Quy chế Tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội. Bên cạnh cách thức tổ chức chất vấn như thông lệ, trên cơ sở kết quả phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ Sáu, có thể nghiên cứu đổi mới cách thức tiến hành hoạt động chất vấn theo hướng lựa chọn nhóm vấn đề mang tính tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực để nhiều Bộ trưởng, Trưởng ngành cùng trả lời chất vấn tại mỗi kỳ họp, phiên họp, nhiều vấn đề “nóng”, bức xúc nổi lên của đời sống kinh tế - xã hội thuộc nhiều lĩnh vực sẽ được xem xét, giải quyết. 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức chất vấn tại phiên họp tháng 3 và tháng 8.2024, trong đó, tại phiên họp tháng 3 sẽ chất vấn các vấn đề “nóng”, nổi lên và tại phiên họp tháng 8 sẽ giám sát lại.

Về hoạt động giám sát lại: Tại phiên họp tháng 8.2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành chất vấn về việc thực hiện 4 nghị quyết về chất vấn và 4 nghị quyết về giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giám sát lại này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội sớm tham mưu Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Kế hoạch triển khai. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban tổ chức giám sát, khảo sát để phục vụ việc xây dựng báo cáo thẩm tra các báo cáo của các cơ quan về việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn. Báo cáo thẩm tra cần đánh giá đầy đủ, bảo đảm trung thực, minh bạch, khách quan; chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, những chuyển biến sau khi nghị quyết ban hành; trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân liên quan; những yêu cầu tiếp tục triển khai trong thời gian tới.

Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần đánh giá đầy đủ theo từng nội dung nghị quyết và bảo đảm yêu cầu về chất lượng và tiến độ; theo đó, báo cáo cần nêu rõ những nhiệm vụ đã hoàn thành, chưa hoàn thành, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân (khách quan, chủ quan), những nhiệm vụ đang trong quá trình triển khai (có số liệu cụ thể); chú trọng đánh giá sự chuyển biến từ khi thực hiện nghị quyết, xác định mốc thời gian và định lượng các chỉ tiêu cần hoàn thành trong thời gian tới.

Về xem xét báo cáo: Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành thời gian nghiên cứu, xem xét các báo cáo theo quy định. Trong đó, căn cứ tình hình thực tế, tiếp tục đề xuất Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bố trí thảo luận về một số báo cáo; đồng thời, xem xét đề xuất Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết hoặc kết luận sau khi xem xét báo cáo. 

Về hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật: Trên cơ sở Báo cáo các cơ quan của Quốc hội (chậm nhất là ngày 20.3.2024), Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 4.2024 và gửi đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ Bảy. Trong đó, cần tập trung giám sát các nội dung sau đây: 

Các văn bản dưới luật liên quan đến tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp; đấu thầu, cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế; xử lý các vướng mắc trong các quy định phòng cháy, chữa cháy, công tác đăng kiểm phương tiện giao thông, công tác quy hoạch…

Các văn bản trong các lĩnh vực qua rà soát của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo yêu cầu tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội và qua theo dõi có nhiều kiến nghị, phản ánh của người dân, doanh nghiệp về những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật liên quan các vấn đề về phát triển kinh tế, sản xuất, kinh doanh, đầu tư, sử dụng các nguồn vốn… cần giải quyết, tháo gỡ.

Các văn bản quy định về thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành, điều kiện đầu tư kinh doanh có nội dung bất hợp lý, gây khó khăn, phiền hà đến hoạt động của người dân và doanh nghiệp; các văn bản có nội dung phân cấp, ủy quyền nhưng thiếu rành mạch và không rõ trách nhiệm.

Rà soát, giám sát các văn bản, quy định liên quan đến thẩm quyền, trách nhiệm thực thi công vụ, cấp phép, quyết định đầu tư, giải quyết thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp; tiếp tục rà soát các văn bản phát hiện những nội dung còn sơ hở, chưa chặt chẽ, bất cập, có thể làm phát sinh tham nhũng, tiêu cực để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật phải làm rõ các nội dung có hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc trong văn bản, việc thực hiện văn bản, trong đó cần phân tích, chỉ rõ nguyên nhân do quy định của luật hay văn bản dưới luật có sơ hở, bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu tính khả thi hay do công tác tổ chức thi hành pháp luật. Trên cơ sở đó, xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc để xảy ra hạn chế, vướng mắc; đồng thời, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản để khắc phục tồn tại, hạn chế và đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật. 

Về hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị cử tri: Tại Kỳ họp thứ Bảy, thứ Tám, Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Tại phiên họp hằng tháng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận báo cáo về công tác dân nguyện.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị cử tri, chú trọng giám sát các vụ việc cụ thể. Tăng cường hơn nữa công tác đôn đốc, theo dõi, giám sát của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội đối với công tác dân nguyện thuộc lĩnh vực phụ trách và hằng tháng gửi báo cáo về Ban Dân nguyện để tổng hợp chung, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Các Đoàn đại biểu Quốc hội tăng cường tổ chức giám sát những vấn đề nổi cộm, dư luận bức xúc, các vụ việc khiếu nại, tố cáo tại địa phương; thường xuyên theo dõi, đôn đốc các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các kiến nghị giám sát

Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân: Trong năm 2024, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là lập hồ sơ đề nghị bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. 

Để phục vụ việc xây dựng dự án Luật này, trong thời gian tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố từ thực tiễn giám sát của mình, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các chính sách và nội dung cần sửa đổi, bổ sung; Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan liên quan tích cực góp ý kiến để hoàn thiện dự án Luật. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội chủ động, tích cực phối hợp thực hiện nhiệm vụ giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội lập đề nghị, chủ trì soạn thảo và thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, bảo đảm đúng quy định và chất lượng, tiến độ xây dựng dự án Luật. 

Nâng cao tính chuyên nghiệp trong tổ chức thực hiện giám sát

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội phát huy tinh thần chủ động trong hoạt động giám sát. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Kết luận số 843-KL/ĐĐQH15 của Đảng đoàn Quốc hội về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát của Quốc hội và Kế hoạch số 370/KH-UBTVQH15 triển khai thực hiện Kết luận này; các Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Hội nghị triển khai thực hiện Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024, Hội nghị triển khai Nghị quyết số 560/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Căn cứ Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và điều kiện, tình hình thực tế, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội chủ động xây dựng, triển khai thực hiện Chương trình giám sát của mình, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định của pháp luậtĐoàn đại biểu Quốc hội bám sát kế hoạch của 4 Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chủ động phối hợp với Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức giám sát về nội dung chuyên đề và gửi báo cáo kết quả theo yêu cầu của các Đoàn giám sát. Đại biểu Quốc hội báo cáo kết quả hoạt động giám sát của mình đến Đoàn đại biểu Quốc hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định. Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, nâng cao tính chuyên nghiệp trong tổ chức thực hiện, tăng cường các điều kiện bảo đảm để hoạt động giám sát được tiến hành thuận lợi, đạt chất lượng, hiệu quả cao. 

Đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ở trung ương và địa phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong hoạt động giám sát. Cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát có trách nhiệm trực tiếp báo cáo, trình bày những vấn đề mà chủ thể giám sát yêu cầu; trường hợp không thể trực tiếp báo cáo, trình bày được thì ủy quyền cho cấp phó của mình theo quy định. Các cơ quan chịu sự giám sát thực hiện đầy đủ, kịp thời, nghiêm túc kết luận, kiến nghị sau giám sát và báo cáo kết quả thực hiện đến Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản