Tin mới

Khai mạc Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII

(Mặt trận) - Sáng ngày 4/12, tại điểm cầu Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội đã khai mạc Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII.

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN 

Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Nhà Quốc hội có các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; lãnh đạo cấp Vụ, các Ban Xây dựng Đảng, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội...

Tại điểm cầu các tỉnh, thành ủy, đảng ủy Trung ương có các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư, Phó bí thư, Ủy viên thường vụ, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ cấp tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, các cán bộ cấp cao đã nghỉ hưu trên địa bàn các tỉnh, thành phố...

Hội nghị được kết nối với 16.242 điểm cầu tại các ban, bộ, ngành đoàn thể, các đơn vị ở trung ương và địa phương trên toàn quốc; có 1.441.261 lãnh đạo, cán bộ, Đảng viên tham dự nghiên cứu, học tập nghị quyết.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN 

Đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu, quan điểm, chủ trương và giải pháp

Tại Hội nghị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã truyền đạt chuyên đề ” Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc” gồm các nội dung: Giới thiệu Nghị quyết số 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; lý do Ban Chấp hành Trung ương Khóa XIII ban hành Nghị quyết số 43- NQ/TW về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc (Nghị quyết số 43 - NQ/TW); giới thiệu về những nội dung chủ yếu Nghị quyết số 43 - NQ/TW, nhất là những vấn đề mới, những vấn đề Trung ương làm rõ hơn về đại đoàn kết toàn dân tộc; tổ chức thực hiện.

Quán triệt Nghị quyết 43 - NQ/TW về "Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”, Chủ tịch nước đã khái quát những kết quả sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX. Trong đó, Chủ tịch nước nhấn mạnh, quyền làm chủ của Nhân dân được coi trọng, ngày càng đi vào thực chất, nhất là dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở, tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình. Vai trò của Nhân dân trong tham gia, quyết định chính sách liên quan đến cuộc sống, những vấn đề lớn và hệ trọng của đất nước được phát huy; quyền con người, quyền công dân được đề cao. Người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền chú trọng tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe, giải quyết kiến nghị, bức xúc của Nhân dân.

Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước truyền đạt chuyên đề "Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc". Ảnh: Thống Nhất/TTXVN 

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tăng cường tuyên truyền, vận động, tập hợp, tạo sự đồng thuận, khơi dậy tinh thần yêu nước, tiềm năng, sức sáng tạo của Nhân dân trong các phong trào thi đua yêu nước; phát huy tích cực vai trò đại diện quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân; tăng cường hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân; củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN. Truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường, phát huy, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Như vậy, sau hơn 20 thực hiện Nghị quyết 23 - NQ/TW, chúng ta đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu, quan điểm, chủ trương và giải pháp được Nghị quyết đề ra. Nhưng, việc phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là một vấn đề xuyên suốt và lâu dài, do vậy, đòi hỏi cần tiếp tục tính toán nội dung, nhiệm vụ, giải pháp trong tình hình mới. Đồng thời, qua 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23 – NQ/TW, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đưa ra một số hạn chế, khuyết điểm, cũng như rút ra một số bài học kinh nghiệm để thực hiện phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tốt hơn. Mặt khác, thực tiễn sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23 – NQ/TW và gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, tình hình thế giới, khu vực và trong nước đã có nhiều thay đổi.

Trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phấn đấu đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao và năm 2045 đòi hỏi phải đẩy mạnh, phát huy cao độ truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Do vậy, Chủ tịch nước cho biết, tại Hội nghị lần thứ Tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 43 – NQ/TW về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

 

Tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc

Nghị quyết số 43 – NQ/TW đặt quan điểm: Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu, đường lối chiến lược quan trọng, xuyên suốt của Đảng; nguồn sức mạnh to lớn, nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nền tảng vững chắc của đại đoàn kết toàn dân tộc là liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo; là mối quan hệ bền chặt giữa Đảng và Nhân dân, là niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ; là đoàn kết trong Đảng, đoàn kết giữa các giai tầng xã hội, giữa cộng đồng các dân tộc Việt Nam, giữa đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa những người theo các tôn giáo khác nhau, giữa người Việt Nam ở trong và ngoài nước; là đoàn kết giữa Nhân dân Việt Nam và Nhân dân yêu chuộng hoà bình, tiến bộ trên thế giới.

Lấy mục tiêu xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc; trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045 làm điểm tương đồng để động viên, cổ vũ Nhân dân đồng lòng, chung sức thực hiện vì tương lai của dân tộc, hạnh phúc của Nhân dân.

Đại đoàn kết toàn dân tộc phải gắn với phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền làm chủ của Nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Giải quyết tốt quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, nâng cao cuộc sống của Nhân dân; bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc, các giai tầng xã hội và của mỗi người dân trong tiếp cận cơ hội, đóng góp cho đất nước và thụ hưởng thành quả phát triển.

Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm của Đảng và cả hệ thống chính trị. Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng đoàn kết trong hệ thống chính trị, đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội giữ vai trò nòng cốt chính trị trong tập hợp, đoàn kết, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, tiềm năng, sức sáng tạo của Nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nghị quyết 43 - NQ/TW đặt ra mục tiêu: Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, niềm tin, khát vọng cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc; góp phần thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện Nghị quyết số 43 – NQ/TW, Chủ tịch nước cho biết, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII xác định cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, hệ thống chính trị và Nhân dân về vị trí, tầm quan trọng của việc phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; hoàn thiện chủ trương, chính sách về đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy ý chí, khát vọng phát triển đất nước; Xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh; tăng cường đoàn kết trong Đảng, giữ vững vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao vai trò, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước trong phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tiềm năng và sức sáng tạo của Nhân dân; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; đẩy mạnh công tác vận động quần chúng, huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước; tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước thiết thực, hiệu quả.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản