Tin mới

Khai mạc Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(Mặt trận) - Sáng ngày 11/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 27. Phát biểu khai mạc Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, dự kiến Phiên họp thứ 27 sẽ kéo dài trong 5 ngày, tập trung vào 16 nhóm nội dung quan trọng.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm và chúc Tết tại một số địa phương

Chủ tịch nước chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Kiên Giang

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương chúc Tết hộ nghèo tại tỉnh Tuyên Quang

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc. Ảnh: Lâm Hiển 

Cho ý kiến 16 nhóm nội dung quan trọng

Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến đối với 12 nội dung phải chuẩn bị để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Sáu tới. 

Thứ nhất, các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện các Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó bao gồm: đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; đánh giá giữa nhiệm kỳ về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 16/2021/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; đánh giá giữa nhiệm kỳ về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 31/2021/QH15 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Thứ hai, các báo cáo của Chính phủ về vấn đề tài chính – ngân sách, bao gồm: tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024 (trong đó có tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2023, dự kiến kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2024, lộ trình cũng như các phương án để thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và các Nghị quyết của Quốc hội); đánh giá giữa nhiệm kỳ việc thực hiện Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025; đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

"Như vậy, trong Phiên họp lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không chỉ cho ý kiến để trình Quốc hội về đánh giá tình hình thực hiện các Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tình hình tài chính – ngân sách của năm hiện hành và năm sau mà đây còn là dịp để đánh giá giữa nhiệm kỳ tình hình cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch 5 năm về vay, trả nợ công cũng như đầu tư công trung hạn. Những nội dung này đều rất lớn và quan trọng", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Cho biết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã cho ý kiến về các nội dung nêu trên, ngoài ra còn có vấn đề về trung hạn thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu cho ý kiến vào các tờ trình, báo cáo theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên bế mạc Hội nghị lần thứ tám là phải bảo đảm chất lượng, sát với thực tế và có tính khả thi cao.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc. Ảnh: Lâm Hiển 

Thứ ba, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XV; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2023. Đồng thời, lồng ghép xem xét Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 9.2023.

Thứ tư, cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2023 (tổng hợp cả nội dung báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm toán Nhà nước).

Thứ năm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng tham gia cho ý kiến về Báo cáo của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ Sáu của Quốc hội.

Theo quy định và thông lệ tại phiên khai mạc Kỳ họp cuối năm, các báo cáo nêu trên sẽ được trình bày trước Quốc hội và được phát thanh truyền hình trực tiếp để cử tri và Nhân dân cả nước theo dõi, giám sát. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu kỹ lưỡng để tham gia ý kiến cụ thể, làm cơ sở cho Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chính phủ và Ban Dân nguyện có cơ sở nghiên cứu để hoàn thiện báo cáo với chất lượng cao nhất, bảo đảm phản ánh đầy đủ, khái quát, trung thực ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân cả nước về những vấn đề lớn phải báo cáo với Quốc hội.

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển 

Khối lượng công việc lớn, tính chất phức tạp, độ khó cao

Thứ sáu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ thực hiện. Đây là nội dung rất trọng tâm, trên cơ sở báo cáo này sẽ xác định được những gì còn chồng chéo, vướng mắc liên quan cụ thể đến luật nào, nghị định, thông tư nào; trách nhiệm của từng cấp; vấn đề liên quan đến thẩm quyền của Quốc hội để Quốc hội xem xét giải quyết; vấn đề liên quan đến trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành…

Thứ bảy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ về kết quả thực hiện, khó khăn, vướng mắc trong triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2021-2023 và đề xuất giải pháp, cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình trong thời gian tới.

Thứ tám, cho ý kiến về Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ chín, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Thứ mười, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa XV.

Cũng tại Phiên họp này, nội dung thứ mười một là Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần thứ hai đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thí điểm chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao. Lưu ý đây là nội dung hết sức lớn và quan trọng, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét kỹ lưỡng liệu đã đủ điều kiện để đưa vào chương trình Kỳ họp thứ Sáu và trình Quốc hội ban hành Nghị quyết ngay tại kỳ họp này chưa?

Thứ mười hai, trên cơ sở xem xét toàn diện công tác chuẩn bị và các nội dung trình Quốc hội, sau khi tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến lần cuối cùng về chương trình và nội dung Kỳ họp thứ Sáu để trình Quốc hội xem xét biểu quyết thông qua tại phiên họp trù bị.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng xem xét 4 nội dung thuộc thẩm quyền là: tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 -2021”; Phương án phân bổ, sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2022 và nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2021 đã bố trí cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội để thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động còn dư; Việc bổ sung dự toán thu, chi vốn viện trợ nước ngoài năm 2023 của tỉnh Quảng Bình; Phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nhấn mạnh các nội dung của Phiên họp lần này rất nhiều, khối lượng công việc lớn, tính chất phức tạp, độ khó cao, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội phát huy tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu kỹ lưỡng cho ý kiến vào các báo cáo, tờ trình. Đồng thời, đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và các cơ quan hữu quan bố trí thành phần tham dự theo đúng nội dung mời để bảo đảm chất lượng các phiên thảo luận đạt kết quả tốt nhất.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản