Tin mới

Khai mạc Triển lãm “Người mẹ và Thiên nhiên” của nữ họa sĩ Văn Dương Thành

(Mặt trận) - Ngày 8/3, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với hoạ sĩ Văn Dương Thành tổ chức Triển lãm với chủ đề “Người mẹ và Thiên nhiên”. Triển làm như một món quà dành tặng chị em phụ nữ và cũng là sự kiện kỉ niệm 40 năm hoạt động nghệ thuật của nữ hoạ sĩ.

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Dự Triển lãm có bà Nguyễn Thị Tuyết - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, ông Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, ông Nguyễn Phú Bình - Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, cùng một số quan khách quốc tế…

Các đại biểu tại lễ khai mạc Triển lãm.

Góp mặt tại Triển lãm là 35 tác phẩm được chọn lọc từ phòng trưng bày ở một số viện bảo tàng quốc gia và từ 1.700 tác phẩm của nữ họa sĩ Văn Dương Thành; khắc họa chân dung người mẹ, với nhiều sắc thái về vẻ đẹp của người phụ nữ và trẻ em trong khung cảnh thiên nhiên Việt Nam.

Các tác phẩm được thể hiện bằng chất liệu sơn dầu, sơn mài và điêu khắc đá, trong đó có những bức đặc biệt như phù điêu đá ngũ sắc chân dung người mẹ của nữ hoạ sĩ, hay bức vẽ “Bé Sơn và con mèo” được sáng tác năm 1977 là góc nhìn từ tâm hồn của người mẹ về đứa con trai mới vài tháng tuổi của mình. Mảng tranh hoài niệm kiến trúc cổ Hà Nội như những trang nhật ký ghi lại bước chân hoạ sĩ từ thủa ấu thơ mà ở đó rất nhiều quang cảnh đã phôi pha với thời gian và không còn hiện hữu. Nhiều lát cắt về Hà Nội qua 4 mùa, dưới mưa, những cái tên như phố Phất Lộc, làng cổ Đường Lâm, Văn Miếu, Ô Quan Chưởng, làng Yên Phụ… xuất hiện rất nhiều trong các bức vẽ của nữ hoạ sĩ. Những bức tranh này trở thành chứng tích lịch sử để lớp trẻ và những người yêu Hà Nội có thể nhìn thấy và tìm lại một Hà Nội xưa. Bên cạnh đó, triển lãm còn giới thiệu chân dung các nghệ sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước như nhạc sĩ Chopin, hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn… những nghệ sĩ mà Văn Dương Thành yêu mến và kính phục.

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, tác phẩm của họa sĩ Văn Dương Thành là sự kết hợp hài hoà giữa phong cách folklo Á Đông, cổ điển và hiện đại châu Âu; trong đó những phương pháp hàn lâm của hội hoạ phương Tây được vận dụng tinh tế và sống động trong những đề tài mang đậm nét huyền bí có nguồn gốc từ kiến trúc cổ Việt Nam. Bố cục hài hoà, sự chuyển động xoáy ốc đầy nhạc tính của những gam màu rực rỡ hoặc êm dịu - sự biểu cảm sâu sắc, sinh động, vừa rất hiện thực vừa trừu tượng - nét bút vẩy rất mạnh mẽ và chính xác để tạo hình khối và ánh sáng trên những mảng màu chắt lọc rất sâu sắc - là những yếu tố tạo nên dấu ấn độc đáo trong tranh của chị.

Triển lãm được mở cửa từ ngày 8/3 đến hết ngày 8/5/2018 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, 36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Trong thời gian diễn ra triển lãm, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và họa sĩ Văn Dương Thành còn tổ chức một số hoạt động dành cho công chúng như: Trao đổi học thuật giữa họa sĩ và các nhà nghiên cứu, họa sĩ trẻ, sinh viên; hướng dẫn kỹ thuật vẽ tranh và phát hiện năng khiếu cho trẻ em, đặc biệt là trẻ khuyết tật đam mê hội họa vào ngày 24/3/2018; trình diễn áo dài với hoa văn là những bức tranh của họa sĩ vào ngày bế mạc triển lãm 8/5/2018.

Một số tác phẩm trong Triển lãm “Người mẹ và Thiên nhiên” của nữ họa sĩ Văn Dương Thành:

Bức phù điêu “Chân dung người mẹ” bằng đá hoa cương trắng được Văn Dương Thành tạo nên từ hình ảnh mẹ của mình, bà Nguyễn Thị Xích. Bước phù điêu được hoàn thành ngày 27/4/1995.

Phù điêu “Giấc mơ mùa thu” được điêu khắc từ đá hoa cương ngũ sắc, hoàn thành năm 2009.

Bức tranh sơn dầu “Cổng làng Đông Ngạc 100 năm” được sáng tác năm 2014.

Tranh “Làng Kim Liên, Nam Đàn” được vẽ trên giấy Xuyến Chỉ năm 2017.

 

Bức tranh sơn dầu “Đào Nhật Tân năm mới” được họa sĩ hoàn thành ngày mùng 2 Tết Mậu Tuất - 2018.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản