Tin mới

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV

(Mặt trận) - Đúng 9h00 sáng ngày 23/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khoá XV. Đây là kỳ họp giữa nhiệm kỳ của Quốc hội với khối lượng lớn công việc được xem xét, quyết định nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần quan trọng hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra của nhiệm kỳ Khóa XIII của Đảng và nhiệm kỳ Khóa XV của Quốc hội. 

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu dự khai mạc Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: Lâm Hiển 

Tham dự phiên khai mạc Kỳ họp có: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; các nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; các Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải, Thượng tướng Trần Quang Phương; các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng toàn thể các đại biểu Quốc hội Khóa XV.

Tham dự Phiên khai mạc còn có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương; đại diện các Đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế...

 
Quốc hội tiến hành nghi thức Lễ Chào cờ 

Hiến kế các giải pháp nhằm đạt kết quả cao nhất của năm 2023 và nhiệm kỳ

Phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ Sáu, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, là kỳ họp giữa nhiệm kỳ, Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023; xem xét và quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2024, trong đó có phương án cải cách tiền lương từ 1.7.2024; xem xét tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2023, quyết định kế hoạch đầu tư công năm 2024; xem xét Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2024 - 2026; đồng thời, xem xét các báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ kết quả triển khai thực hiện các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 về phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia và vay, trả nợ công.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, năm 2023, bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường; khó khăn, thách thức nhiều hơn, lớn hơn so với thời cơ, thuận lợi và so với dự báo. Ở trong nước, chúng ta phải tiếp tục đối mặt với “tác động kép” từ các yếu tố tiêu cực bên ngoài đối với nền kinh tế có độ mở cao như nước ta, và những tồn tại, yếu kém nội tại, tích tụ, kéo dài từ lâu của nền kinh tế tiếp tục bộc lộ rõ và gay gắt hơn trong quá trình khắc phục hậu quả nặng nề của đại dịch Covid-19.

 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự khai mạc Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: Lâm Hiển 

Trên cơ sở kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách 9 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2023, căn cứ các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra theo Nghị quyết số 68/2022/QH15 của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, các đại biểu Quốc hội nghiên cứu kỹ lưỡng các báo cáo, Tờ trình của Chính phủ, các báo cáo thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội để phân tích, đánh giá sát thực, khách quan, toàn diện những kết quả đã đạt được; chỉ rõ những mặt còn tồn tại, hạn chế, yếu kém hoặc bất cập, nguyên nhân khách quan và chủ quan; đồng thời, đề xuất, hiến kế các giải pháp nhằm đạt được kết quả cao nhất của năm 2023; xem xét, quyết định mục tiêu, chỉ tiêu và các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách nhà nước năm 2024 đặt trong bối cảnh tổng thể gắn với các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2021-2025 về chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và các Nghị quyết của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định về việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 53/2017/QH14 về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành; xem xét kết quả việc thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; kết quả rà soát hệ thống pháp luật bao gồm luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các nghị định, thông tư, các văn bản hướng dẫn theo yêu cầu tại Nghị quyết 101/2023/QH15 của Quốc hội Khóa XV.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ Sáu. Ảnh: Quang Khánh 

Tập trung góp ý sâu các vấn đề lớn, trọng tâm hoặc còn có ý kiến khác nhau

Về công tác lập pháp, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 9 dự án luật, trong đó có dự án Luật Đất đai (sửa đổi); dự án Luật Nhà ở (sửa đổi); dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); dự án Luật Căn cước…; cho ý kiến và thông qua theo quy trình tại một kỳ họp dự thảo Nghị quyết của Quốc hội Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. Quốc hội cũng xem xét, cho ý kiến đối với 8 dự án luật khác. 

Để chuẩn bị các nội dung về công tác lập pháp, nhất là các dự án luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, ngay sau Kỳ họp thứ Năm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo sát sao, yêu cầu cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu tối đa, giải trình thấu đáo và kỹ lưỡng ý kiến của các đại biểu Quốc hội; tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 4, nhiều hội nghị, hội thảo, tọa đàm, khảo sát, tham vấn ý kiến chuyên gia, nhà quản lý, đối tượng chịu sự tác động, lấy ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các cơ quan, tổ chức hữu quan khác.

"Đối với các nội dung thay đổi về chính sách phát sinh trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, đều yêu cầu Chính phủ có ý kiến bằng văn bản và đánh giá kỹ lưỡng tác động trước khi đưa vào dự thảo luật", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Ảnh: Lâm Hiển  

Đề cập dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội đánh giá, đến nay, về cơ bản, dự án Luật đã được điều chỉnh, bổ sung và ngày càng hoàn thiện hơn, nhiều nội dung khó, mới, phức tạp từng bước được xác định cụ thể. Tuy nhiên, hiện dự án Luật vẫn còn có một số nội dung, vấn đề quan trọng chưa được thống nhất, vẫn còn 2 phương án để các đại biểu Quốc hội tiếp tục cho ý kiến. Theo đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Quốc hội tập trung góp ý sâu vào những vấn đề lớn, trọng tâm hoặc còn có ý kiến khác nhau được nêu trong báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đối với các nội dung có thiết kế 2 phương án, đề nghị phân tích rõ ưu, nhược điểm, tác động của từng phương án, xem xét khách quan, toàn diện để lựa chọn phương án tối ưu, bảo đảm chất lượng, tính ổn định, dài hạn của Luật này khi được Quốc hội thông qua.

Để đảm bảo chất lượng các dự án luật, dự thảo nghị quyết dự kiến thông qua tại kỳ họp này, Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, giữa 2 đợt của kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp cho ý kiến tiếp thu, giải trình kỹ lưỡng để trình Quốc hội xem xét, thông qua vào thời gian cuối kỳ họp.

Đối với các dự án luật được Quốc hội cho ý kiến lần đầu, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, các đại biểu Quốc hội nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, dành thời gian nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, cho ý kiến về hồ sơ các dự án luật đã bảo đảm tuân thủ các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hay chưa, nhất là các báo cáo đánh giá tác động, dự thảo các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành kèm theo, cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý, tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, tính hợp lý, khả thi và các quy định cụ thể về từng nội dung chính sách được sửa đổi, bổ sung trong mỗi dự án luật, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc ngay từ đầu để các cơ quan có thời gian chỉnh lý, bảo đảm chất lượng cao nhất khi xem xét, thông qua tại kỳ họp sau.   

Ảnh: Lâm Hiển  

Lần đầu tiên Quốc hội thảo luận tại Hội trường về tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo 

Về hoạt động giám sát, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, phát huy hiệu quả từ Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội tiếp tục dành thời gian thảo luận tại Hội trường về báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV. Đồng thời, tại kỳ họp này, lần đầu tiên kể từ đầu nhiệm kỳ, Quốc hội sẽ thảo luận tại Hội trường về kết quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2023.

Quốc hội sẽ tiến hành giám sát tối cao chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Căn cứ báo cáo kết quả giám sát, Chủ tịch Quốc hội đề nghị,  các đại biểu Quốc hội phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt được, những bất cập, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2023, các nguyên nhân khách quan, chủ quan; từ đó, để ban hành nghị quyết về giám sát với các kiến nghị, giải pháp khả thi, thiết thực để đẩy nhanh tiến độ và thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới.

Phiên chất vấn, trả lời chất vấn sẽ được tổ chức trong 2,5 ngày, tập trung vào việc thực hiện các lời hứa, cam kết và các yêu cầu của Quốc hội đối với Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước trong việc thực hiện các nghị quyết giám sát chuyên đề và các nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Khoá XV đến nay, theo phương châm coi trọng giám sát những vấn đề sau giám sát.

Tại kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Theo Chủ tịch Quốc hội, đây là phương thức giám sát quan trọng, thể hiện sự ghi nhận, đánh giá của Quốc hội đối với những nỗ lực, cố gắng và kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ đến nay của những người được lấy phiếu tín nhiệm. Do đó, trên cơ sở báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm đã gửi đến từng đại biểu Quốc hội, lắng nghe ý kiến của cử tri, từ thực tiễn theo dõi, giám sát của mình, Chủ tịch Quốc hội đề nghị mỗi đại biểu Quốc hội phát huy cao nhất  tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, đối với tổ chức, hoạt động của Quốc hội và bộ máy nhà nước, đánh giá công tâm, khách quan và chính xác trong ghi phiếu tín nhiệm đối với từng chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn.

Khẳng định quyết tâm, sự chuẩn bị chắc chắn để bứt phá, hoàn thành các kế hoạch 5 năm

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, khối lượng công việc của Kỳ họp thứ Sáu rất lớn, nhiều vấn đề khó, phức tạp, đặt ra yêu cầu rất cao đối với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và từng đại biểu Quốc hội. Đồng thời nhấn mạnh, thành công tốt đẹp với nhiều quyết định rất cơ bản, quan trọng tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII, trong đó, có những quyết sách sẽ được thể chế hóa kịp thời ngay tại Kỳ họp này khẳng định quyết tâm và sự chuẩn bị chắc chắn để cả nước bước vào năm 2024 - năm bứt phá, tiến tới hoàn thành các kế hoạch 5 năm theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng.

Hưởng ứng lời kêu gọi, sự mong đợi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII, với kinh nghiệm, tri thức và bản lĩnh vững vàng đã được tích lũy, được trui rèn qua một nửa nhiệm kỳ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội trân trọng đề nghị các đại biểu Quốc hội tiếp tục phát huy, thực hiện hiệu quả hơn nữa vai trò và trọng trách của người đại biểu Nhân dân; phát huy dân chủ, đoàn kết, tâm huyết và trách nhiệm hơn nữa trong việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khi xem xét, quyết định đối với từng nội dung của chương trình kỳ họp.

+ Trước đó, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đại biểu Quốc hội đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

+ Sáng cùng ngày, Quốc hội đã tiến hành phiên họp trù bị, thông qua Chương trình làm việc chính thức của Kỳ họp. 

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản