Tin mới

Không còn cách nào hay hơn là công khai toàn bộ hồ sơ của ứng viên giáo sư, phó giáo sư

“Không có cách nào hay hơn là công khai hồ sơ khoa học của các ứng viên giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) năm 2017 trên trang website của Hội đồng Chức danh giáo sư (HĐCDGS) nhà nước ít nhất 1 tháng để xã hội có ý kiến. Nhân dân có sức mạnh vô cùng to lớn sẽ biết ai là người làm việc thực chất, ai gian lận” - PGS-TS Phan Quang Thế - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên - cho biết.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

 PGS-TS Phan Quang Thế. Ảnh: NVCC

- Thưa ông, Chính phủ đang yêu cầu HĐCDGS nhà nước tổ chức rà soát lại chất lượng các ứng viên được công nhận đạt chức danh GS, PGS năm 2017. Ông đánh giá như thế nào về kết quả 94 ứng viên đưa ra mới đây?

- Trước hết, để kết quả rà soát được công bằng, khách quan thì HĐCDGS nhà nước cần công bố về nguyên tắc và tiêu chí rà soát. Làm thế nào để biết điểm chấm là đã chính xác và khách quan? Tôi tin rằng, những ứng viên yếu kém lọt lưới được chính là ở khâu này. Với việc chỉ công bố 94 người để lại xem xét đợt 2 sẽ rất khó hình dung ra về cách thức rà soát. Đây là 94 người bị kiện hay là các hội đồng tự rà soát ra?

Việc các hội đồng tự rà soát thì làm sao khách quan được? Khi mà chuẩn thì có vẻ chặt vì dải điểm bao giờ cũng từ 0 nhưng đánh giá lại dựa trên cảm tính là chính. Nếu có ưu ái cá nhân thì cũng khó tìm được người công tâm để lôi ra, chưa kể lại vẫn người chấm cũ thì chắc chắn kết quả không có gì thay đổi.

Vì thế, không còn cách nào hay hơn là công khai hồ sơ khoa học của các ứng viên GS và PGS năm 2017 trên trang website của HĐCDGS nhà nước ít nhất 1 tháng để xã hội có ý kiến. Như vậy, xã hội sẽ biết, ai là người làm việc thực chất, công khai, minh bạch. Chính nhân dân mới là người có sức mạnh để đánh giá. Giao cho một số cá nhân thì dễ dẫn đến việc “lũng đoạn” tất cả.

Tôi tin chắc rằng, cách này sẽ “vạch mặt” những kẻ gian dối, những PGS, GS “dởm” bởi chỉ những người tử tế mới thích công khai. Kể cả tôi, tôi luôn sẵn sàng đồng ý công khai hồ sơ của mình. Đừng vì bản thân 1 cá nhân nào mà làm hỏng sự nghiệp giáo dục của Đảng và Nhà nước.

- Làm sao để có thể kiểm tra được thực chất của việc đào tạo và nghiên cứu, đặc biệt là với những người làm công tác quản lý, thưa ông?

- Chúng ta đánh giá việc giảng dạy của ứng viên làm công tác quản lý đều là “án tại hồ sơ”. Tức là dựa trên xác nhận của cơ sở đào tạo và hợp đồng đào tạo. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, họ chỉ dạy một vài tiết rồi người khác dạy hộ cũng chẳng có ai dám đứng ra phản ánh. Lịch trình, sổ đầu bài, hợp đồng, giáo án cũng chẳng có ý nghĩa gì vì đều là “của nhà làm ra cả”. Tất cả đều có thể làm hộ. Còn sách viết và bài báo khoa học thì lại càng dễ làm hộ. Tuy nhiên, có nhiều cách kiểm tra hồ sơ, kiểm tra giờ giảng của những người quản lý, nhưng quan trọng, Hội đồng rà soát có thực tâm bỏ thời gian để tìm đến ngọn nguồn của vấn đề hay không, ví dụ như đối chiếu thời gian giảng dạy với thời gian công tác quản lý, lịch công tác xem có khớp nhau không, kiểm tra hóa đơn thanh toán giờ giảng…

- Có nhiều nghi ngại về trình độ ngoại ngữ của các ứng viên và đề xuất kiểm tra trình độ này. Ông đánh giá như thế nào?

- Thực tế, theo tôi biết, có nhiều PGS có trình độ ngoại ngữ rất kém, thậm chí khó giao tiếp nhưng họ vẫn lần lượt vượt qua các HĐCDGS từ cơ sở đến nhà nước. Chỉ cần hỏi, có bao nhiêu GS, PGS có thể dạy được bằng tiếng Anh, theo giáo trình bằng tiếng Anh là thấy rõ. Chắc chắn, nhiều người có trình độ GS sẽ không làm được.

Tôi nghĩ, để kiểm tra ngoại ngữ của các ứng viên tiêu chuẩn chức danh GS, PGS chỉ cần yêu cầu họ phải thi tiếng Anh theo chuẩn quốc tế Toefl, IELTS rồi căn cứ vào điểm họ đạt được mà đánh giá lại. Việc này cũng chỉ mất 1 - 2 tháng mà thôi. Tôi đảm bảo kết quả của khoảng 60-70% trong số họ sẽ không vượt nổi trình độ Beginger (những người mới học tiếng Anh - PV).

- Nhiều người được đánh giá cao đã tuyên bố, sẽ không làm GS, PGS. Thậm chí, không ít PGS sau khi làm xong đã tuyên bố “quay lưng” với việc sẽ làm lên GS. Ông đánh giá như thế nào?

Trong khoa học, danh dự là cao nhất, nhưng tôi biết, có một số các nhà “khoa học” của chúng ta không còn “danh dự”. Những thứ họ có được phần nhiều là dựa dẫm, quan hệ hoặc sao chép lại. Bản thân tôi, sau khi làm PGS xong cũng từ bỏ việc sẽ làm hồ sơ công nhận chức danh GS. Làm GS thực tế không quá khó với nhiều người, nhưng có những cái theo kiểu quan hệ, có những thầy rất giỏi mà cứ bỏ phiếu lần nào là trượt lần ấy.

- Xin cảm ơn ông!

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản