Tin mới

Không giải trình được tài sản tăng thêm sẽ bị truy thu thuế?

Chính phủ đề xuất, qua xác minh, nếu tài sản, thu nhập thực tế lớn hơn tài sản, thu nhập đã kê khai hoặc việc giải trình về tài sản, thu nhập tăng thêm không hợp lý thì cơ quan thuế sẽ xem xét thực hiện việc truy thu thuế thu nhập cá nhân với thuế suất 45%.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

Ngày 5/3, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội họp phiên toàn thể lần thứ 8 thẩm tra Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).

Truy thu thuế không loại trừ trách nhiệm hình sự

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Tổng Thanh tra Lê Minh Khái cho biết, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, dự thảo luật đã bổ sung Điều 59 quy định về xử lý tài sản, thu nhập kê khai không trung thực, tài sản, thu nhập tăng thêm không được giải trình một cách hợp lý.

Qua xác minh, nếu kết luận tài sản, thu nhập thực tế lớn hơn tài sản, thu nhập đã kê khai hoặc việc giải trình về tài sản, thu nhập tăng thêm không hợp lý thì cơ quan thuế sẽ xem xét thực hiện việc truy thu thuế thu nhập cá nhân với thuế suất 45%.

“Việc truy thu thuế này không loại trừ việc xử lý trách nhiệm hình sự và tịch thu tài sản đối với người kê khai, nếu các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự khác chứng minh được tài sản kê khai không trung thực, tài sản tăng thêm không giải trình được một cách hợp lý có được hoặc có nguồn gốc từ hành vi phạm tội”, Tổng Thanh tra nói.

Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). (Ảnh: TH).

Cần  bổ sung quy định về giá trị tối thiểu của tài sản kê khai không trung thực sẽ bị xử lý

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường, nhóm nghiên cứu của Ủy ban này cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định xử lý đối với các loại tài sản này là rất cần thiết, phù hợp với các ý kiến đề nghị của đa số ĐBQH.

“Đối với tài sản mà người sở hữu có được một cách bất thường, không giải trình được hoặc giải trình không hợp lý về nguồn gốc hợp pháp thì đến nay vẫn chưa có quy định xử lý, trong khi đây là những tài sản tiềm ẩn nguy cơ có nguồn gốc từ tham nhũng, vi phạm pháp luật”, ông Cường nói.

Tuy nhiên, theo nhóm nghiên cứu: Việc dự thảo Luật quy định chung một hình thức xử lý cho tất cả các trường hợp kê khai không trung thực; tài sản, thu nhập tăng thêm không được giải trình một cách hợp lý là chưa phù hợp. Trên thực tế, tài sản, thu nhập kê khai không trung thực, tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được một cách hợp lý có thể phân thành các loại khác nhau như: Tài sản, thu nhập kê khai không trung thực nhưng chứng minh được nguồn gốc hợp pháp (1); tài sản, thu nhập kê khai không trung thực và không giải trình được, giải trình không hợp lý về nguồn gốc (2); tài sản, thu nhập có kê khai nhưng không giải trình được, giải trình không hợp lý về nguồn gốc (3).

Các trường hợp nêu trên có tính chất, mức độ vi phạm khác nhau nên cần có cách xử lý khác nhau. Do đó, đối với các trường hợp (1) thì cần cân nhắc việc có nên truy thu tài sản hay không hay chỉ nên xử lý vi phạm về con người; nếu có xử lý về tài sản thì mức độ xử lý cũng phải thấp hơn so với tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp lý.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng cần phải bổ sung quy định về giá trị tối thiểu của tài sản kê khai không trung thực sẽ bị xử lý để bảo đảm tính phù hợp trong thực hiện.

Đối với cách thức xử lý cụ thể về tài sản, thu nhập, nhiều ý kiến tán thành với việc xử lý thông qua thu thuế thu nhập cá nhân đối với tài sản, thu nhập không giải trình được một cách hợp lý ở mức 45% với lập luận như báo cáo giải trình, tiếp thu của Chính phủ. Đồng thời tán thành quy định, việc thu thuế không loại trừ việc xử lý trách nhiệm hình sự hoặc tịch thu tài sản nếu sau đó lại chứng minh được tài sản là bất hợp pháp, do phạm tội mà có.

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Đình Quyền, quyền về tài sản là thiêng liêng và bất khả xâm phạm, là trong những quyền cơ bản của công dân nên cần quy định thận trọng. Do đó, việc xử lý tài sản của cá nhân, tổ chức phải thông qua con đường tư pháp, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp.

Việc xử lý thông qua truy thu thuế trong trường hợp này là không hợp lý, không phù hợp với các quy định về thuế, tài sản này không thuộc đối tượng chịu thuế. Mặt khác, xử lý theo cách này dễ dàng đồng nghĩa với việc hợp pháp hóa tài sản.

Đồng quan điểm, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng việc quy định truy thu thuế trong trường hợp trên thực chất là sẽ vi phạm Luật phòng, chống rửa tiền. Theo ĐB Nghĩa, tài sản không giải trình được thì phải thu hồi, không có gì là không giải trình được. Đồng thời cho rằng, có thể xem xét xử lý bằng các biên pháp đặc thù, áp dụng chế tài hành chính, các biện pháp quản lý cán bộ, công chức…

Mặt khác, Dự thảo Luật nên có định nghĩa thế nào là kê khai không trung thực. Ví dụ: kê khai thiếu hay giấu không kê khai, trong giấu không kê khai thì có cố tình hay vô ý…

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản