Tin mới

Kiên quyết loại những dự án không đúng với tiêu chí của Quốc hội

(Mặt trận) - Sáng 13/2, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 20, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét việc giao danh mục và mức vốn cho nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội (đợt 2).

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp 

Đề xuất phân bổ vốn cho 129 dự án

Trình bày Báo cáo tóm tắt về việc giao danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (đợt 2), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc xây dựng, hoàn thiện các danh mục nhiệm vụ, dự án Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc là rất nghiêm túc, chặt chẽ, kỹ lưỡng, bảo đảm tuân thủ theo đúng các nguyên tắc, tiêu chí, đối tượng, mục tiêu quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15.

Trên cơ sở rà soát tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nguyên tắc, tiêu chí về phân bổ, bố trí vốn cho danh mục các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; cho ý kiến về 129 dự án thuộc Chương trình với số vốn dự kiến là 14.710,315 tỷ đồng đã đủ thủ tục đầu tư theo quy định, đủ điều kiện giao kế hoạch vốn. Ngoài ra, Báo cáo của Chính phủ cũng nêu rõ, hiện còn 40 dự án với số vốn dự kiến là 10.819,685 tỷ đồng chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định.

Tại Báo cáo, Chính phủ cũng đề nghị, Ủy ban cho ý kiến điều chỉnh giảm 8.528 tỷ đồng kế hoạch vốn của chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Giao thông Vận tải thực hiện 4 dự án quan trọng quốc gia, đường cao tốc để điều chỉnh tăng tương ứng cho 10 địa phương thực hiện các dự án thành phần đã được Thủ tướng Chính phủ phân cấp. Trên cơ sở đó, 10 địa phương thực hiện giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công của chương trình năm 2023 cho từng dự án thành phần do mình quản lý.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho biết, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, việc Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tiếp tục phân bổ số vốn còn lại của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội còn lại là đúng theo thẩm quyền tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết 43).

Về nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn cho danh mục các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, Nghị quyết 43 đã quy định về nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn và phân bổ vốn cho các dự án thuộc Chương trình, vì vậy Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, cần giữ nguyên tắc và tiêu chí phân bổ vốn cho các nhiệm vụ, dự án (đợt 2) theo đúng quy định tại Nghị quyết 43.

Qua rà soát, Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhận thấy, một số số liệu cụ thể tại Tờ trình 489/TTr-CP có thay đổi, chưa thống nhất với Tờ trình số 268/TTr-CP của Chính phủ và Thông báo kết luận số 1402/TB-TTKQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp bất thường ngày 29.8.2022. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo báo cáo, giải trình về các số liệu cụ thể này và bảo đảm tính chính xác khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Đồng thời, làm rõ nguyên nhân chậm trễ, giải pháp thúc đẩy tiến độ thực hiện Nghị quyết 43 và khả năng phân bổ triển khai thực hiện và hoàn thành giải ngân vốn trong năm 2023 theo yêu cầu của Nghị quyết 43.

Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, 129 nhiệm vụ, dự án với số vốn dự kiến là 14.710,315 tỷ đồng đã đủ thủ tục đầu tư theo quy định, đủ điều kiện giao kế hoạch vốn của Chương trình để Thủ tướng Chính phủ phân bổ vốn. Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị, Chính phủ đề nghị rà soát kỹ về thời hạn hoàn thành các dự án; khẩn trương giao vốn, phân bổ cho các dự án cụ thể, phù hợp với nguyên tắc, tiêu chí; đồng thời, chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương có giải pháp đẩy mạnh tiến độ triển khai thực hiện, tiến độ giải ngân theo yêu cầu quy định tại Nghị quyết 43.  

 Đối với số vốn còn lại của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội chưa đủ thủ tục đầu tư (14.151,685 tỷ đồng), Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị, Chính phủ tiếp tục rà soát, hoàn thiện danh mục theo quy định của Nghị quyết 43, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến trước ngày 31.3.2023 theo quy định tại Khoản 10, Điều 2 Nghị quyết số 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Sau thời hạn trên, số vốn còn lại của Chương trình không thực hiện phân bổ tiếp. Ủy ban Tài chính - Ngân sách tán thành cho phép điều chỉnh giảm 8.528 tỷ đồng kế hoạch vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Giao thông Vận tải.

Dự án để kéo dài đến 2025 thì bộ, ngành, địa phương phải tự bố trí vốn thực hiện

 

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách chỉ rõ, trong danh mục chi tiết của 129 nhiệm vụ, dự án đã đủ thủ tục đầu tư theo quy định, đủ điều kiện giao kế hoạch vốn của Chương trình có nhiều dự án có thời hạn hoàn thành trong năm 2024, 2025; trong đó, một số dự án được bố trí vốn từ Chương trình đủ tổng mức đầu tư trong năm 2023 nhưng dự kiến kết thúc năm 2024, 2025, một số dự án chưa xác định rõ việc bố trí phần vốn cam kết của địa phương trong năm 2023 và kết thúc năm 2024 - 2025. Băn khoăn với những dự án này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, Nghị quyết 43 quy định giao vốn cho các dự án giải ngân cho giai đoạn 2022-2023, do vậy, những dự án nêu trên không đúng với quy định của Nghị quyết 43.

Đối với đề xuất bố trí điều chỉnh vốn cho 4 dự án quan trọng quốc gia trong lĩnh vực giao thông, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh, 3 trong số 4 dự án này đã có nghị quyết của Quốc hội quy định, trong đó xác định tỷ lệ vốn Trung ương, vốn địa phương, yêu cầu HĐND các tỉnh/thành phố có dự án đi qua có Nghị quyết cam kết bố trí vốn, tiến độ cụ thể. Do vậy, sự điều chỉnh vốn được Chính phủ đề xuất dù không làm thay đổi về tổng mức đầu tư, không thay đổi về kết cấu hạ tầng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế lưu ý “vẫn có sự thay đổi so với quy định của Nghị quyết số 43 của Quốc hội”.

Mặt khác, số vốn còn lại chưa giao là rất nhiều thì việc giải ngân trong năm 2023 như tinh thần Nghị quyết 43 của Quốc hội sẽ không khả thi. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đặt vấn đề cần phải làm rõ vấn đề này và phải có phương án để xử lý vốn một cách phù hợp, có hiến kế để điều hòa vốn của Chương trình hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế với vốn đầu tư công.

Cho ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cơ bản tán thành với ý kiến thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách và ý kiến của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế; đề nghị, các cơ quan rà soát lại theo ý kiến thẩm tra. Theo đó, dự án nào không đúng tiêu chí được Nghị quyết 43 của Quốc hội quy định sẽ kiên quyết loại ra, chỉ đúng với tiêu chí được Quốc hội quy định mới tiến hành. Nếu có thay đổi phải có báo cáo trình Quốc hội cho ý kiến, xem xét.

Nhấn mạnh việc giải ngân vốn cho nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội muộn chỉ được kéo dài đến quý I.2024, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, với các dự án, nhiệm vụ phải giải ngân kéo dài đến năm 2025 thì các bộ, ngành, địa phương phải tự bổ sung lượng kinh phí còn lại để triển khai thực hiện.

Nhấn mạnh tổng mức vốn thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình là mức tối đa, không có nghĩa sẽ dùng hết, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, các Bộ trưởng Bộ Tài chính các thời kỳ đã đề nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sử dụng phần vượt thu tới đây để giảm thích đáng bội chi ngân sách, không tạo áp lực không đáng có với những năm giữa, cuối nhiệm kỳ 2021 - 2025. Trần bội chi, nợ công nếu phải tăng lên thì huy động vốn sẽ khó khăn, đòi hỏi phải tính toán kỹ càng trong điều kiện lấy ngắn nuôi dài hiện nay. “Không phải không ủng hộ những dự án chưa hoàn thành, nhưng trong cơ cấu vốn phải tính đến yêu cầu tại Nghị quyết số 43 của Quốc hội. Nếu các cơ quan không làm đúng, khi Quốc hội đi giám sát sẽ có ý kiến”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Đối với các dự án của Trung ương, nhất là dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tình hình thu ngân sách trong các năm 2021, 2022 đều tốt, nhưng dự báo thu ngân sách địa phương trong hai năm 2024, 2025 có thể sẽ không được như dự kiến, một số địa phương phản ánh có khả năng cam kết vốn cho dự án quan trọng quốc gia có thể không đạt. Về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, địa phương đã cam kết là phải làm và không làm được thì phải chịu trách nhiệm, những nội dung Quốc hội đã có nghị quyết vào thì phải thực hiện đúng Nghị quyết. Đồng thời, đề nghị Ủy ban Tài chính - Ngân sách phối hợp với Chính phủ rà soát lại danh mục các dự án, nhiệm vụ, kiên quyết loại những dự án, nhiệm vụ không đúng với Nghị quyết của Quốc hội.

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, sau khi xem xét, thảo luận Tờ trình của Chính phủ về danh mục và mức vốn cho nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội (đợt 2), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần thực hiện đúng nguyên tắc và tiêu chí phân bổ vốn được quy định tại Nghị quyết 43 và Nghị quyết 29/2021 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, bảo đảm khả năng hấp thụ vốn, tính công khai, minh bạch, hài hòa giữa các lĩnh vực, vùng miền. Chính phủ chịu trách nhiệm chỉ đạo giải ngân vốn của Chương trình trong năm 2023 theo đúng quy định tại Nghị quyết 43.

Về danh mục của mức vốn cho từng nhiệm vụ và dự án cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với đề xuất của Chính phủ về phân bổ số vốn dự kiến là 14.710 tỷ đồng cho 129 nhiệm vụ, dự án đã đủ thủ tục đầu tư theo quy định; đủ điều kiện giao kế hoạch vốn của chương trình; đề nghị, Chính phủ tiếp thu giải trình đối với các ý kiến nêu tại báo cáo thẩm tra, ý kiến thảo luận của Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chính phủ cũng cần lưu ý các ý kiến tham gia về các danh mục cụ thể của các ngành, địa phương tại buổi họp này.

Chính phủ rà soát, chịu trách nhiệm chi tiết của từng nhiệm vụ, dự án khi quyết định phân bổ theo thẩm quyền, bảo đảm tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, các Nghị quyết số 43, 29 của Quốc hội và các quy định pháp luật có liên quan. Chính phủ chịu trách nhiệm chỉ đạo các địa phương bố trí đủ phần vốn địa phương đã cam kết để hoàn thành đúng tiến độ các dự án sử dụng cả vốn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách Trung ương công bố trí vốn thêm cho các dự án này như ý kiến của Chủ tịch Quốc hội đã nêu.

 Đối với số vốn còn lại (14.151,685 tỷ đồng) chưa hoàn tất thủ tục đầu tư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ khẩn trương rà soát theo đúng nguyên tắc tiêu chí quy định tại Nghị quyết 43, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi phân bổ; sau ngày 31.3.2023 không thực hiện phân bổ tiếp vốn của Chương trình theo đúng quy định của Nghị quyết 69 của Quốc hội. Để bảo đảm thực hiện phân bổ vốn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần nghiêm túc rút kinh nghiệm và quyết liệt tập trung chỉ đạo công tác chuẩn bị đầu tư, phân bổ vốn, không để tiếp tục ách tắc, chậm trễ trong phân bổ và giao vốn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thống nhất điều chỉnh giảm 8.528 tỷ đồng kế hoạch vốn của 4 dự án thuộc Chương trình, trong đó có 3 dự án quan trọng quốc gia đã bố trí vốn cho Bộ Giao thông Vận tải được phân cấp cho các địa phương, để bố trí cho các địa phương thực hiện các dự án thành phần theo phân cấp của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trong việc phân cấp cho các địa phương, làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án thành phần của các dự án quan trọng quốc gia theo đúng quy định tại khoản 3, Điều 5, Nghị quyết 43, bảo đảm đúng tiến độ chất lượng các dự án thành phần đó.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị, Tổng Thư ký Quốc hội phối hợp với Ủy ban Tài chính - Ngân sách căn cứ vào ý kiến phiên họp hôm nay thông báo ý kiến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm căn cứ cho Chính phủ tổ chức thực hiện.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản