Tin mới

Minh bạch chính sách kinh tế

(Mặt trận) - Chiều 6/11, tại Hà Nội, Hội đồng Tư vấn về Kinh tế - Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Tọa đàm về “các vấn đề kinh tế Việt Nam 2018 và giai đoạn đến năm 2020”. Tham dự Tọa đàm có bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cùng các vị trong Hội đồng Tư vấn Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tọa đàm nhằm đánh giá sự thay đổi mạnh mẽ, sâu sắc của bối cảnh kinh tế - Cách mạng công nghệ 4.0. Đây chính là cơ sở để Hội đồng Tư vấn về Kinh tế đề xuất các luận cứ để tham gia xây dựng văn kiện Đại hội MTTQ Việt Nam lần thứ IX về lĩnh vực liên quan đến kinh tế, đặc biệt là Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm tới; từ đó phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam trong việc tham gia công tác giám sát, phản biện các dự thảo văn bản của Nhà nước, bộ, ngành về lĩnh vực kinh tế.

Quang cảnh Tọa đàm

Tại Tọa đàm, PGS.TS. Trần Đình Thiên, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Kinh tế - UBTƯ MTTQ Việt Nam đã trình bày chuyên đề “Kinh tế Việt Nam trong bối cảnh quốc tế mới: Các vấn đề triển vọng”. Trong đó đề cập tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay đang thay đổi động thái, xếp hạng môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia cải thiện cả điểm số và thứ hạng, sự kiện thế giới ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Việt Nam, những yếu tố thúc đẩy đầu tư ở Việt Nam.

Theo đánh giá của PGS.TS. Trần Đình Thiên, nền kinh tế Việt Nam hiện nay ổn định, thế tăng trưởng tốt, khả năng giữ ổn định vĩ mô (kiềm chế lạm phát) tốt; sức hấp dẫn đầu tư nước ngoài tăng. Tuy nhiên, cải cách bước vào nhịp mới nhưng vẫn chậm, nhiều thủ tục và trói buộc; đáng chú ý là việc tái cơ cấu còn chậm, doanh nghiệp Việt vẫn còn yếu, tăng trưởng vẫn còn lệ thuộc vào nước ngoài và đầu tàu tăng trưởng thiếu động lực…

Từ thực tế nêu ra, PGS.TS. Trần Đình Thiên cho rằng, cần phải gia tăng cải cách thể chế, tạo động lực mới - chuyển sang cơ chế ngân sách “cứng” và “khuyến khích người thắng”. Cùng với đó cần tập trung cho tam giác: công nghệ - kinh tế số, du lịch đẳng cấp và nông nghiệp đặc sản sạch, công nghệ cao; tiếp tục thúc đẩy các trung tâm tăng trưởng vùng và đô thị thông minh;…để tạo đà cho kinh tế Việt Nam phát triển.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho biết, hiện nay, doanh nghiệp tại Việt Nam đang có những bước tiến triển trong cập nhật công nghệ để làm ra những thiết bị tương đương với những sản phẩm quốc tế, nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự được tạo điều kiện rút gọn các giấy tờ, thủ tục trong quá trình triển khai.

Ở một góc nhìn khác, TS. Nguyễn Viết Chức, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hoá - Xã hội cho rằng, những vấn đề nổi cộm về kinh tế hiện nay cần được giải quyết kịp thời không để hiện tượng tồn đọng, nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam phải mang lại lợi ích cho kinh tế Việt, tránh tình trạng nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam liên tục báo lỗ trong sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy cần phải làm rõ những khuyết điểm, những thua lỗ để khắc phục, phải phản ánh trung thực thực trạng kinh tế.

Về đầu tư cho văn hóa, theo TS. Nguyễn Viết Chức, sau 30 năm đổi mới, đến nay cần phải đầu tư phát triển văn hóa tương xứng với phát triển kinh tế, trước tiên phải thay đổi nhận thức về đầu tư cho văn hóa thông qua việc đầu tư những di sản văn hóa của cha ông để lại trở thành tài sản, tài nguyên có thể khai thác được.

“Đầu tư văn hóa phải làm nên giá trị kinh tế, văn hóa không phải cạnh tranh với bất kỳ thương hiệu nào trên thị trường mà tự các giá trị di sản văn hóa làm nên giá trị kinh tế cho thị trường. Chính vì vậy cần nhận thức lại về đầu tư cho văn hóa để kinh tế có trong văn hóa và văn hóa có trong kinh tế…”, ông Nguyễn Viết Chức nhấn mạnh.

Ở góc độ khác, PGS.TS. Ngô Hữu Thảo, Phó Chủ nhiệm HĐTV về Tôn giáo cho rằng, phải tìm ra nguyên nhân kìm hãm kinh tế hiện nay, nguyên nhân đó xuất phát từ thể chế chính sách, pháp luật về kinh tế, chính vì vậy cần phải dân chủ hóa kinh tế, mỗi người dân Việt Nam đều có quyền trong phát triển kinh tế. Đồng thời cần tập trung mọi nỗ lực để tạo động lực mới trong phát triển kinh tế thông qua việc thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân, để làm được điều này, cần tạo được sự thông suốt trong đội ngũ cán bộ từ Trung ương tới cơ sở trong việc tạo điều kiện về thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp tư nhân phát triển, đồng thời ngành Thuế, ngân hàng và quản lý khoa học cần phải hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân và coi trọng giải pháp chống tham nhũng vặt từ cơ sở, phát huy vai trò của nhân dân trong chống tham nhũng vặt.

“Cần chú trọng đến doanh nghiệp nhà nước và trú trọng tới việc thu hút doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư theo hướng có chọn lọc, các doanh nghiệp FDI này sẽ tạo động lực về vật chất và tinh thần cho doanh nghiệp Việt phát triển và tạo chuỗi liên kết với doanh nghiệp Việt”, PGS.TS. Ngô Hữu Thảo nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh phát biểu tại Tọa đàm.

Từ những ý kiến của đại biểu tham dự Tọa đàm, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh khẳng định, Toạ đàm vừa mang tính chất cung cấp thông tin cơ bản về tình hình kinh tế Việt Nam, xu hướng trong khu vực và quốc tế, đồng thời cũng là những ý kiến quan trọng giúp Hội đồng Tư vấn về Kinh tế tham mưu cho Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam góp ý vào các văn bản cho các bộ, ngành liên quan đến các lĩnh vực tài chính, kinh tế. Từ đó, góp phần xây dựng nền kinh tế Việt Nam ngày càng ổn định, các chính sách ngày càng minh bạch hơn.

“Đây cũng là cơ sở quan trọng để Hội đồng Tư vấn về Kinh tế đề xuất các luận cứ để tham gia xây dựng văn kiện Đại hội MTTQ Việt Nam lần thứ IX về lĩnh vực liên quan đến kinh tế”, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh nhấn mạnh.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản