Tin mới

Ngày 18/11: Việt Nam ghi nhận 10.223 ca nhiễm COVID-19 mới; Hà Nội có thêm 277 ca dương tính, trong đó có 114 ca tại cộng đồng

(Mặt trận) - Tính từ 16 giờ ngày 17/11 đến 16 giờ ngày 18/11, Việt Nam ghi nhận 10.223 ca nhiễm mới SARS-COV-2, trong ngày có 139 ca tử vong; Hà Nội có thêm 277 ca dương tính, trong đó có 114 ca tại cộng đồng; Bà Rịa-Vũng Tàu nâng cấp độ phòng, chống dịch COVID-19; Vĩnh Phúc: Thêm nhiều F0 liên quan đến chùm COVID-19 chưa rõ nguồn lây; Quảng Trị tập trung khống chế chùm ca mắc COVID-19 ở huyện miền núi Đakrông ... đó là một số thông tin nổi bật về tình hình dịch COVID-19 trên cả nước trong ngày 18/11.

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt đại biểu phụ nữ cao tuổi tiêu biểu toàn quốc

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thường trực Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước Lào Bounthong Chitmany

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp các nhà khoa học, chuyên gia quốc tế dự Lễ trao Giải thưởng VinFuture lần thứ 4

 

Trong số các ca nhiễm mới, có 14 ca nhập cảnh và 10.209 ca ghi nhận trong nước (tăng 370 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 5.454 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh với số mắc như sau: TP Hồ Chí Minh (1.609), Bình Dương (686), Tây Ninh (632), Tiền Giang (622), Đồng Nai (563), Đồng Tháp (515), An Giang (510), Bà Rịa - Vũng Tàu (423), Sóc Trăng (343), Bình Thuận (333), Bạc Liêu (314), Vĩnh Long (314), Kiên Giang (304), Hà Giang (235), Hà Nội (202), Trà Vinh (194), Bình Phước (189), Bến Tre (184), Cà Mau (158), Khánh Hòa (135), Cần Thơ (130), Hậu Giang (122), Đắk Lắk (118), Lâm Đồng (95), Thừa Thiên Huế (91), Thái Bình (85), Long An (82), Bình Định (82), Bắc Ninh (78), Quảng Nam (73), Gia Lai (68), Nghệ An (61), Điện Biên (59), Vĩnh Phúc (56), Quảng Ngãi (51), Bắc Giang (49), Nam Định (47), Thanh Hóa (46), Ninh Thuận (45), Đắk Nông (41), Hà Tĩnh (31), Quảng Ninh (31), Đà Nẵng (26), Phú Yên (25), Tuyên Quang (25), Quảng Bình (20), Cao Bằng (19), Hải Dương (16), Phú Thọ (15), Hà Nam (12), Hưng Yên (10), Sơn La (8 ), Lạng Sơn (6), Quảng Trị (5), Lào Cai (5), Hải Phòng (5), Kon Tum (2), Hòa Bình (2), Thái Nguyên (1), Yên Bái (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: Bình Thuận (giảm 156 ca), Đồng Nai (giảm 101 ca), Kiên Giang (giảm 92 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: TP Hồ Chí Minh (tăng 272 ca), Tây Ninh (tăng 256 ca), Hà Giang (tăng 101 ca).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 9.126 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.065.469 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 10.812 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay); số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.060.394 ca, trong đó có 878.776 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua là: Yên Bái, Bắc Kạn.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là: TP Hồ Chí Minh (452.722 ca), Bình Dương (246.007 ca), Đồng Nai (80.489 ca), Long An (37.007 ca), Tiền Giang (23.099 ca).

Trong ngày 18/11, bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 6.723 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi là 881.593 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.489 ca.

Từ 17 giờ 30 ngày 17/11 đến 17 giờ 30 ngày 18/11, cả nước ghi nhận 139 ca tử vong tại: TP Hồ Chí Minh (42), An Giang (22), Kiên Giang (16), Bình Dương (14), Đồng Nai (7), Long An (6), Bạc Liêu (5), Tiền Giang (5), Nghệ An (3), Trà Vinh (3), Tây Ninh (3), Vĩnh Long (3), Bình Thuận (2), Cần Thơ (2), Bến Tre (2), Sóc Trăng (2), Ninh Thuận (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 90 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.476 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm.

So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong ngày 17/11, cả nước có 1.464.452 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 103.573.065 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 65.772.961 liều, tiêm mũi 2 là 37.800.104 liều

Bộ Y tế đang có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xin ý kiến về việc điều chỉnh thời gian cách ly y tế phòng, chống dịch COVID-19 đối với F1.

Bộ Y tế có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

Mỹ vừa tặng thêm 1 triệu liều vaccine COVID-19 của Hãng dược Moderna cho Việt Nam, đến nay Mỹ đã trao hơn 16 triệu liều vaccine cho Việt Nam.

Tại TP Hồ Chí Minh, ngày 16/11, UBND TP Hồ Chí Minh ban hành quyết định quy định tạm thời biện pháp "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả COVID-19". Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh văn bản gửi UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các sở, ban ngành về việc tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi trong đợt 2, thời gian tiêm mũi 2 là từ ngày 22/11 đến ngày 28/11.

Tại TP Hà Nội, để giảm áp lực cho các cơ sở y tế cũng như trung tâm cách ly, thành phố Hà Nội quy định từ ngày 17/11, thí điểm cách ly F1 tại nhà đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế và hướng dẫn của Sở Y tế.

Hà Nội có thêm 277 ca dương tính, trong đó có 114 ca tại cộng đồng

 

Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 17-11 đến 18h ngày 18-11, trên địa bàn thành phố ghi nhận 277 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 114 ca tại cộng đồng, 137 ca tại khu cách ly và 26 ca tại khu phong tỏa. Đây là ngày ghi nhận số ca mắc trong cộng đồng nhiều nhất từ trước đến nay. Ngoài những chùm ca bệnh, ổ dịch cũ, ngày 18-11, đã xuất hiện thêm ổ dịch mới ở xóm Mới, xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ với 14 ca dương tính.

Trong 277 ca dương tính, có 160 người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, 32 người tiêm 1 mũi và số còn lại không tiêm hoặc chưa tiêm do chưa đủ tuổi.

Các ca bệnh này phân bố tại 25/30 quận, huyện: Hai Bà Trưng (26), Hà Đông (23), Hoàng Mai (23), Ba Đình (22), Quốc Oai (20), Gia Lâm (20), Bắc Từ Liêm (20), Chương Mỹ (16), Hoài Đức (13), Long Biên (11), Thanh Xuân (11), Mê Linh (10), Đống Đa (7), Thường Tín (4), Thanh Trì (4), Sơn Tây (3), Đông Anh (3), Cầu Giấy (3), Thanh Oai (2), Mỹ Đức (2), Phúc Thọ (2), Sóc Sơn (1), Ba Vì (1), Phú Xuyên (1), Hoàn Kiếm (1).

Phân bố 277 ca theo 15 chùm ca bệnh, ổ dịch: Chùm ho, sốt thứ phát (112); Chùm sàng lọc ho, sốt (41); chùm ổ dịch Yên Nội, Đồng Quang, huyện Quốc Oai (19); chùm ổ dịch Phú Đô, quận Nam Từ Liêm (18); chùm liên quan ổ dịch thôn Mới, xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ (14); chùm liên quan ổ dịch chợ Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm (14); chùm liên quan các tỉnh có dịch (11); chùm ổ dịch kho hàng Shopee - Khu công nghiệp Đài Tư, quận Long Biên (11); chùm liên quan các tỉnh có dịch (thứ phát) (10); chùm ổ dịch La Thành, phường Giảng Võ, quận Ba Đình (9); chùm liên quan ổ dịch Đức Thọ, Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm (6); chùm liên quan ổ dịch thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh (6); chùm liên quan ổ dịch đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy (4); chùm liên quan ổ dịch Sài Sơn, huyện Quốc Oai (1); chùm liên quan ổ dịch Phú La, quận Hà Đông (1).

Riêng 114 ca cộng đồng được phân bố theo các chùm ca bệnh, ổ dịch: Chùm ho, sốt thứ phát (43); sàng lọc ho, sốt (40); ổ dịch xóm Mới, xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ (14); liên quan các tỉnh có dịch (thứ phát 8); liên quan các tỉnh có dịch (5); ổ dịch Phú Đô, quận Nam Từ Liêm (2); ổ dịch Yên Nội, Đồng Quang (1); ổ dịch La Thành, Giảng Võ (1) và phân bố theo các quận, huyện: Hai Bà Trưng (21); Chương Mỹ (15); Hà Đông (11); Hoài Đức (10); Ba Đình (8); Mê Linh, Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai (mỗi nơi 7 ca); Nam Từ Liêm (6); Long Biên, Sơn Tây, Đống Đa (mỗi nơi 3 ca); Quốc Oai, Thanh Trì, Thanh Xuân (mỗi nơi 2 ca), Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Thanh Oai, Phúc Thọ, Mỹ Đức, Gia Lâm, Phú Xuyên (mỗi nơi 1 ca).

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ tư (từ ngày 27-4 đến nay) là 7.016 ca; trong đó, số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 2.542 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 4.474 ca.

Bà Rịa-Vũng Tàu nâng cấp độ phòng, chống dịch COVID-19

Theo báo cáo từ Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tính từ 18 giờ ngày 17/11 đến 18 giờ ngày 18/11, toàn tỉnh ghi nhận 423 ca mắc mới, trong đó có, 321 ca trong cộng đồng.

Thành phố Vũng Tàu vẫn là địa phương có số ca nhiễm ghi nhận trong ngày cao nhất toàn tỉnh, với 193 ca, trong đó 146 ca cộng đồng. Thị xã Phú Mỹ ghi nhận 99 ca, trong đó có 86 ca cộng đồng.

Trong các ngày gần đây, Bà Rịa-Vũng Tàu ghi nhận số ca mắc tăng cao, vượt đỉnh dịch so với trước đây. Cụ thể, ngày 16/11, toàn tỉnh ghi nhận 300 ca mắc; ngày 17/11, toàn tỉnh ghi nhận 428 ca mắc; ngày 18/11 là 423 ca mắc mới. Từ ngày 28/6 đến nay, tỉnh ghi nhận tổng số 7.816 ca mắc

Hiện, Bà Rịa-Vũng Tàu đang có 33 xã, phường, thị trấn đang ở cấp độ 1, vùng xanh (giảm 14 vùng so với ngày 17/11); 35 xã, phường, thị trấn đang ở cấp độ 2, vùng vàng (tăng 9 vùng) và 15 xã, phường, thị trấn đang ở cấp độ 3 vùng cam (tăng 5 vùng).

Trước diễn biến của dịch ngày càng phức tạp, số ca mắc tăng cao, ngày 18/11, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã nâng cấp độ dịch của tỉnh từ cấp 1 vùng xanh lên cấp 2 vùng vàng. 

Bà Rịa-Vũng Tàu hiện có 18 cơ sở điều trị COVID hoạt động gồm 3.006 giường bệnh, đang điều trị 2.134 ca F0, 92 ca F1 đi cùng thân nhân, chiếm 74% giường bệnh. Tỉnh cũng có 73 khu cách ly tập trung với sức chứa 10.199 giường, cách ly 4.503 trường hợp F1.

Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh nhận định, tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, số ca mắc mới trong cộng đồng không ngừng tăng. Các ca nhiễm lây lan nhanh trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trong khu công nghiệp, ngoài cộng đồng. Nguyên nhân phần lớn là do các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Một bộ phận người dân, người lao động còn chủ quan, chưa chấp hành tốt các nguyên tắc, biện pháp phòng dịch.

Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh đề nghị các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn, người dân, doanh nghiệp cần cảnh giác, nêu cao vai trò trong phòng, chống dịch; chấp nhận đương đầu với dịch bệnh. Các địa phương cần có hành động kịp thời, tránh chủ quan trông chờ vào việc tiêm đủ 2 mũi vaccine cho người dân; sẵn sàng ứng phó các tình huống xấu hơn, không để bị động, bất ngờ; luôn duy trì việc ứng trực 24/24 giờ để ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra; tiếp tục công tác tuyên truyền cho người dân hiểu rõ mức độ nguy hiểm của dịch bệnh và các biện pháp để sống chung an toàn, thích ứng linh hoạt với tình hình dịch…

Người lao động đã được tiêm vaccine phòng COVID-19, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm phòng, chống dịch vừa mở cửa phát triển kinh tế nhưng cũng cần linh hoạt, không cứng nhắc, bám sát thực tế dịch bệnh, an toàn tới đâu, mở cửa tới đó, tránh tình trạng vừa mở cửa đã phải đóng cửa vì dịch bệnh. Bên cạnh đó, lực lượng công an, cấp ủy các địa phương, ban quản lý các khu công nghiệp cần bám sát tình hình dịch trong các nhà máy, doanh nghiệp; tuyên truyền kịp thời thống nhất các phương án phòng, chống dịch để người lao động đồng thuận, chấp hành tốt.

Vĩnh Phúc: Thêm nhiều F0 liên quan đến chùm COVID-19 chưa rõ nguồn lây

Các kĩ thuật viên Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc lấy mẫu dịch họng của du học sinh, người lao động trở về từ các vùng có dịch để làm xét nghiệm. Ảnh minh họa (tư liệu): Hoàng Hùng/TTXVN 

Những ngày gần đây, số ca mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tăng nhanh, xuất hiện nhiều ổ dịch trong cộng đồng chưa rõ nguồn lây.

Trước diễn biến phức tạp khi dịch COVID-19 đang lây lan nhanh trên địa bàn, tỉnh Vĩnh Phúc đã điều chỉnh cấp độ nguy cơ dịch đối với 2 xã Lũng Hòa, Bồ Sao của huyện Vĩnh Tường từ cấp độ 2 lên cấp độ 4 (vùng màu đỏ - nguy cơ rất cao).

Thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 18/11, trên địa bàn tỉnh ghi nhận thêm 55 ca mắc, tập trung chủ yếu ở 2 xã Bồ Sao, Lũng Hòa. Các ca mắc mới này đều liên quan đến các mắc COVID được ghi nhận ngày 17/11. Trước đó, ngày 17/11, tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận 11 ca mắc COVID-19, trong đó có 4 trường hợp tại các xã Lũng Hòa, Bồ Sao chưa xác minh được nguồn lây.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, huyện Vĩnh Tường đã tiến hành khoanh vùng, phong tỏa 2 xã Lũng Hòa, Bồ Sao, lập 4 chốt kiểm soát, rào cứng 16 chốt ở các cửa ngõ ra vào tại các thôn, xóm; cho tạm dừng tất cả các hoạt động kinh doanh buôn bán trên địa bàn, thực hiện giãn cách "Ai ở đâu ở đấy, nhà giữ nhà, làng giữ làng"; xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho toàn bộ dân cư; thần tốc truy vết, rà soát, xét nghiệm và cách ly tập trung đối với những trường hợp liên quan có yếu tố dịch tễ. Huyện đẩy mạnh tuyên truyền người dân nâng cao ý thức phòng dịch, chủ động khai báo y tế, hạn chế di chuyển để kiểm soát dịch bệnh, phòng, tránh nguy cơ lây nhiễm.

Tỉnh Vĩnh Phúc quyết định cho tạm thời dừng hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chăm sóc sắc đẹp, quán karaoke, massgage... trên địa bàn huyện Vĩnh Tường; dừng dạy học tại trường mầm non, chuyển dạy học trực tuyến đối với trường tiểu học, trung học Cơ sở của 2 xã Bồ Sao, Lũng Hòa và Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Giang từ ngày 17/11 đến khi có thông báo mới. Tỉnh cũng bố trí nhân lực, chuẩn bị cơ sở vật chất, khu cách ly tập trung và các trang thiết bị chống dịch cần thiết nhằm sẵn sàng ứng phó với các tình huống cấp bách.

Các huyện, thành phố kiểm soát nghiêm ngặt hoạt động karaoke, massage trên địa bàn; chấn chỉnh hoạt động của các Tổ COVID-19 cộng đồng, tổ Liên gia tự quản trong việc rà soát, giám sát người đến/về địa bàn, kịp thời báo cáo di biến động về nhân khẩu với chính quyền địa phương; xử lý nghiêm cán bộ, nhân viên lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, buông lỏng quản lý, kể cả người dân cố tình vi phạm.

Đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã bao phủ vaccine đối với người từ 18 tuổi trở lên, đạt 93,9% dân số.

Tỉnh cũng thành lập 11 Đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương trên địa bàn; chủ động sẵn sàng các phương án bổ sung vật tư y tế và các điều kiện cần thiết khác để phục vụ phòng, chống dịch ở cấp độ 3 (từ 20 đến 1.000 bệnh nhân).

Quảng Trị tập trung khống chế chùm ca mắc COVID-19 ở huyện miền núi Đakrông

 

Từ ngày 13 - 18/11, huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị ghi nhận 24 trường hợp mắc COVID-19; trong đó tại thị trấn Krông Klang có 12 trường hợp; các xã: Mò Ó 9 trường hợp, Đakrông 2 trường hợp và Hướng Hiệp 1 trường hợp.

Chùm ca bệnh ở huyện Đakrông có nguồn lây từ ổ dịch thôn Ka Túp, thị trấn Lao Bảo, huyện miền núi Hướng Hóa được phát hiện vào ngày 7/11. Huyện Vĩnh Linh cũng đã ghi nhận 1 trường hợp mắc COVID-19 ở thôn Xung Phong, xã Vĩnh Khê có nguồn lây từ chùm ca bệnh ở huyện Đakrông. UBND huyện Vĩnh Linh đã quyết định áp dụng biện pháp phong toả tạm thời đối với khu vực thôn Xung Phong, xã Vĩnh Khê với 93 hộ dân.

Ngày 18/11, UBND huyện Đakrông quyết định điều chỉnh tạm thời một số hoạt động trên địa bàn thị trấn Krông Klang gồm: Hạn chế người dân ra khỏi nhà sau 21 giờ đến 6 giờ hôm sau, trừ trường hợp có lý do chính đáng; không tụ tập đông người, trường hợp cần thiết chỉ được tập trung không quá 10 người tại cùng một thời điểm ở khu vực bên ngoài công sở; tạm dừng hoạt động kinh doanh dịch vụ như trò chơi điện tử, bida, làm đẹp, cắt tóc, gội đầu, spa.

Các xã Hướng Hiệp, Mò Ó, Đakrông và thị trấn Krông Klang tuyên truyền vận động người dân hạn chế đi lại khi không thật sự cần thiết và đặc biệt không nên đến các địa bàn khác nhằm tranh lây lan dịch bệnh. Cùng với truy vết thần tốc, xét nghiệm nhanh, phát hiện sớm các F0, F1, huyện Đakrông còn áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 đối với khu vực có nguy cơ cao gồm: Khóm Làng Cát, thị trấn Krông Klang có 44 hộ dân; khu vực tại thôn Đồng Đờng, xã Mò Ó có 17 hộ dân; khu vực Đội 2, thôn Xa Rúc, xã Hướng Hiệp có 12 hộ dân.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Trị đã nâng cấp độ kiểm soát đối với người trở về từ thị trấn Krông Klang và xã Mò Ó, huyện Đakrông kể từ ngày 13/11. Theo đó yêu cầu phải khai báo y tế, cách ly tại nhà 14 ngày kể từ ngày trở về địa phương; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR 3 lần vào ngày đầu tiên, ngày thứ 7 và ngày thứ 13.

Từ ngày 7 -18/11, huyện miền núi Hướng Hóa ghi nhận gần 100 trường hợp mắc COVID-19, trong đó phần lớn ở ổ dịch thị trấn Lao Bảo. Đến nay lực lượng chức năng đã cơ bản cắt được chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng từ ổ dịch này. Trước đó, từ ngày 13/11 thị trấn Lao Bảo đã áp dụng biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 khẩn cấp cấp độ 3 - nguy cơ cao theo Nghị quyết số 128/NQ-CP đối với toàn bộ thị trấn, trừ khu vực Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo.

Cùng với khoanh vùng cách ly nhanh, lực lượng chức năng đã khẩn trương xét nghiệm toàn bộ người dân thị trấn Lao Bảo. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam đã chỉ đạo huyện Hướng Hóa phối hợp với các lực lượng khác, phấn đấu trong vòng 14 ngày dập được ổ dịch tại thị trấn Lao Bảo.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản