Tin mới

Ngày 4/11: Việt Nam ghi nhận 6.580 ca nhiễm mới COVID-19, nhiều tỉnh đổi màu cấp độ dịch; Hà Nội thêm 104 ca, trong đó 64 ca cộng đồng

(Mặt trận) - Tính từ 16 giờ ngày 3/11 đến 16 giờ ngày 4/11, Việt Nam ghi nhận 6.580 ca nhiễm mới SARS-CoV-2; các tỉnh Bình Dương, Đắk Lắk, Kiên Giang có số mắc tăng cao nhất trong ngày; Hà Nội thêm 104 ca Covid-19, trong đó 64 ca cộng đồng; Phát hiện thêm nhiều ca dương tính liên quan đến ổ dịch mới ở Hà Nam; Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở Đắk Lắk, Bộ Y tế cử đoàn công tác hỗ trợ;... đó là những thông tin về tình hình dịch bệnh tại một số địa phương trên cả nước trong ngày 4/11.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Thủ tướng: Thanh niên cần thực hiện '5 xung kích', '6 khát vọng' trong chuyển đổi số

Thường trực Ban Bí thư tiếp Đoàn đại biểu Đảng Lao động Triều Tiên

Xét nghiệm COVID-19 

Việt Nam ghi nhận 6.580 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, tăng 401 ca

Theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 6.580 ca nhiễm mới, trong đó có 4 ca nhập cảnh và 6.576 ca ghi nhận trong nước (tăng 401 ca so với ngày trước đó).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là Bình Dương (tăng 175 ca), Đắk Lắk (tăng 112 ca), Kiên Giang (tăng 104 ca). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Bạc Liêu (giảm 290 ca), Bến Tre (giảm 52 ca), Quảng Nam (giảm 48 ca). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 5.656 ca/ngày.

Cụ thể, tính từ 16h ngày 3-11 đến 16h ngày 4-11, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 6.580 ca nhiễm mới, trong đó 4 ca nhập cảnh và 6.576 ca ghi nhận trong nước tại 49 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh (981), Bình Dương (948), Đồng Nai (939), Kiên Giang (478), An Giang (381), Tiền Giang (263), Tây Ninh (240), Đắk Lắk (210), Sóc Trăng (198), Bình Thuận (194), Cần Thơ (186), Long An (178), Trà Vinh (123), Hà Giang (110), Hà Nội (100), Bà Rịa - Vũng Tàu (98), Đồng Tháp (97), Ninh Thuận (78), Vĩnh Long (75), Bắc Giang (68), Phú Thọ (67), Bình Phước (52), Cà Mau (51), Bắc Ninh (51), Hậu Giang (45), Quảng Nam (42), Thanh Hóa (36), Bình Định (35), Khánh Hòa (34), Gia Lai (29), Hưng Yên (26), Thừa Thiên - Huế (26), Điện Biên (24), Hà Nam (21), Đắk Nông (17), Thái Nguyên (14), Đà Nẵng (13), Quảng Ngãi (11), Phú Yên (5), Hải Dương (5), Quảng Ninh (4), Hà Tĩnh (4), Quảng Bình (4), Lào Cai (4), Nam Định (3), Tuyên Quang (3), Hải Phòng (2), Vĩnh Phúc (2), Thái Bình (1); trong đó có 2.889 ca tại cộng đồng.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 946.043 ca nhiễm, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 9.603 ca nhiễm).

Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 941.159 ca, trong đó có 832.589 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Hiện, có 10 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, Hải Phòng, Tuyên Quang, Thái Bình, Hòa Bình, Bắc Kạn.

Ngoài ra, các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này gồm: Thành phố Hồ Chí Minh (435.717), Bình Dương (236.241), Đồng Nai (69.138), Long An (35.360), Tiền Giang (17.479).

Về tình hình điều trị, có thêm 1.731 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 4-11, nâng tổng số ca được điều trị khỏi là 835.406 trường hợp. Ngoài ra, hiện còn 3.093 bệnh nhân nặng đang điều trị.

Cũng theo Bộ Y tế, từ 17h30 ngày 3-11 đến 17h30 ngày 4-11, cả nước ghi nhận 59 ca tử vong tại 12 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh (28), Bình Dương (13), Đồng Nai (3), Tiền Giang (3), Long An (2), Kiên Giang (2), Cần Thơ (2), Trà Vinh (2), Bạc Liêu (1), Đắk Lắk (1), Hà Nội (1), Ninh Thuận (1). Trung bình số ca tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 62 ca/ngày.

Như vậy, tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.342 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.

So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong ngày 3/11, cả nước có 774.054 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 84.884.074 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 58.807.646 liều, tiêm mũi 2 là 26.076.428 liều.

Bộ Y tế tiếp tục hoàn thiện Dự thảo "Chiến lược tổng thể ứng phó hiệu quả với đại dịch COVID-19 trong tình hình mới".

Đồng thời, tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo hướng dẫn y tế phòng, chống dịch COVID-19 đối với chuyên gia nhập cảnh Việt Nam làm việc dưới 14 ngày sau khi tổng hợp ý kiến góp ý của các Bộ, ngành và các đơn vị liên quan.

Tại TP Hồ Chí Minh, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh ban hành hướng dẫn tạm thời phương án phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở, kinh doanh, khu công nghiệp (doanh nghiệp), khi phát hiện F0, trường hợp doanh nghiệp có trên 80% người lao động tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 thì F1 được tiếp tục lao động. UBND TP Hồ Chí Minh ban hành văn bản khẩn về việc tăng cường giám sát đối với người dân từ các tỉnh, thành phố khác trở về thành phố.

Hàng loạt tỉnh miền Tây như Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau... đã báo cáo phát hiện nhiều ca mắc COVID-19, có địa phương con số lên đến hàng trăm ca. Nhiều địa phương đã "đổi màu" cấp độ dịch.

Hà Nội thêm 104 ca Covid-19, trong đó 64 ca cộng đồng

 Hà Nội tiến hành phong tỏa nói có F0

Theo Sở Y tế Hà Nội, từ 18 giờ ngày 3/11 đến 18 giờ ngày 4/11 Hà Nội ghi nhận 104 ca bệnh trong đó, cộng đồng (64), khu cách ly (31), khu phong tỏa (9).

Phân bố theo quận, huyện: Ba Đình (21), Gia Lâm (15); Hà Đông (12); Mê Linh (12); Quốc Oai (9); Hoàng Mai (6); Long Biên (5); Nam Từ Liêm (4); Bắc Từ Liêm (4); Hai Bà Trưng (4); Đông Anh (3); Cầu Giấy (2); Thanh Xuân (2); Tây Hồ (1); Sóc Sơn (1); Đống Đa (1); Quốc Oai (1); Hoài Đức (1).
Phân bố theo các chùm ca bệnh, ổ dịch: Chùm liên quan ổ dịch chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm (23); chùm liên quan ổ dịch đường Bưởi, Cống Vị (16); chùm liên quan ổ dịch Bạch Trữ, Tiến Thắng (13); chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho sốt (13); chùm liên quan ổ dịch tại Sài Sơn, TT Quốc Oai (10); chùm liên quan ổ dịch Phú La - Hà Đông (9); chùm liên quan các tỉnh có dịch (6); chùm liên quan ổ dịch Thủ Lệ, Ngọc Khánh (5); chùm liên quan các tỉnh có dịch - thứ phát (4); chùm sàng lọc ho sốt (3); chùm liên quan ổ dịch Phú Vinh, Hoài Đức (1); chùm ổ dịch Nam Dư, Lĩnh Nam (1).
Phân bố 64 ca cộng đồng theo theo chùm: Chùm liên quan ổ dịch chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm (21); Chùm liên quan ổ dịch đường Bưởi, Cống Vị (16); chùm liên quan ổ dịch Phú La - Hà Đông (9); chùm liên quan các tỉnh có dịch (2); chùm liên quan ổ dịch Thủ Lệ, Ngọc Khánh (5); chùm sàng lọc ho sốt (3); chùm ổ dịch Nam Dư, Lĩnh Nam (1).
Phân bố 64 ca cộng đồng theo theo quận, huyện: Ba Đình (21); Hà Đông (12); Gia Lâm (12); Hoàng Mai (3); Hai Bà Trưng (3); Thanh Xuân (2); Bắc Từ Liêm (2); Đông Anh (2); Long Biên (2); Tây Hồ (1); Sóc Sơn (1); Cầu Giấy (1); Nam Từ Liêm (1); Mê Linh (1).
Phát hiện thêm nhiều ca dương tính liên quan đến ổ dịch mới ở Hà Nam
Lực lượng y tế tranh thủ từng giờ, từng phút để hoàn thành việc xét nghiệm diện rộng, đảm bảo an toàn, hiệu quả, kịp tiến độ nhằm phát hiện sớm nhất nguồn lây. Ảnh: CDC Hà Nam 

Tối 4/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam công bố thêm 11 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Tất cả các trường hợp đều có cùng địa chỉ, có yếu tố dịch tễ liên quan tới ổ dịch tại Tổ 7, thôn Lê Lợi, xã Phù Vân, TP Phủ Lý và đều được phát hiện trong khu vực đã phong tỏa.

Sau khi phát hiện thêm hàng loạt trường hợp dương tính tại thôn Lê Lợi, Trung tâm chỉ huy phòng chống dịch COVID-19 xã Phù Vân, TP Phủ Lý đã phong tỏa toàn bộ xóm Mới gồm 66 hộ, 259 nhân khẩu.

Với sự huy động 100% các lực lượng chống dịch, đặc biệt là các cán bộ y tế làm việc xuyên đêm, công tác chống dịch được tăng cường triệt để, đến nay xã Phù Vân đã  tiến hành phun khử khuẩn toàn bộ khu vực xóm mới, lấy mẫu xét nghiệm tất cả các hộ dân để xác minh nguồn lây.

Tổ COVID-19 cộng đồng được kích hoạt kịp thời để tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân trong khu phong tỏa "Ai ở đâu ở yên đó". Các thành viên tổ COVID-19 đã phát các tờ rơi tuyên truyền về Nội quy phòng chống dịch của UBND xã tới từng hộ gia đình, hướng dẫn cách phòng dịch, giữ gìn sức khỏe, vệ sinh nhà ở… Các nhu yếu phẩm cần thiết được cung ứng theo nhu cầu của người dân dưới sự giám sát của các lực lượng phòng chống dịch.

Kể từ ca bệnh BN687.470, ở thôn Lê Lợi, xã Phù Vân, TP. Phủ Lý có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào chiều 19/9 đến tối 4/11, Hà Nam ghi nhận 1.032 ca bệnh đã được Bộ Y tế cấp mã. Trong đó, thành phố Phủ Lý có 581 ca F0 cùng hàng nghìn trường hợp F1.

Đến nay, đã có 799 ca mắc COVID-19 tại Hà Nam được điều trị khỏi bệnh và ra viện. Toàn tỉnh cũng đang cách ly 1.618 trường hợp F1 (gồm cả cách ly tập trung và cách ly tại nhà).

Bắc Giang phát sinh thêm 68 F0, nhiều ca chưa rõ yếu tố dịch tễ

Cơ quan chức năng Bắc Giang lấy mẫu xét nghiệm cho người dân. 

Tối 4/11, thông tin từ UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, trong ngày trên địa bàn phát hiện thêm 68 F0. Trong đó, 35 F0 phát hiện ngoài cộng đồng, 33 F0 phát hiện trong các khu cách ly.

Cụ thể, 24 F0 phát sinh trong khu cách ly tập trung là các F1 liên quan tới điểm dịch trong khu công nghiệp khởi phát ngày 28/10; 20 F0 liên quan đến F0 tên là N.V.H khởi phát tại huyện Yên Thế ngày 2/11; 13 F0 liên quan đến F0 là nhân viên quán cà phê Phố tại huyện Lạng Giang.

Đáng chú ý, có 9 F0 là các trường hợp đi từ tỉnh ngoài về địa phương (2 trường hợp là lái xe đường dài đi từ các tỉnh có dịch về, 7 trường hợp đi từ miền Nam về đã được cách ly tại các khu cách ly tập trung). Ngoài ra, có 2 F0 chưa rõ yếu tố dịch tễ (1 trường hợp là nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh, 1 trường hợp là nhân viên y tế Trung tâm Y tế huyện Yên Dũng).

Như vậy, từ ngày 26/10 đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ghi nhận 182 F0. Trong ngày 4/11, tỉnh Bắc Giang có 2 bệnh nhân khỏi bệnh được ra viện; hiện còn 36 F0 đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, 135 F0 điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số II tỉnh Bắc Giang. Các bệnh nh

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên địa bàn, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 huyện Lạng Giang đã có văn bản nghiêm khắc phê bình Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID -19 xã An Hà, xã Nghĩa Hưng, cá nhân Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo và Chủ tịch UBND, Phó Trưởng Ban chỉ đạo của 2 xã vì đã thiếu sâu sát trong chỉ đạo, triển khai các biện pháp phòng chống dịch.

Liên quan đến chùm ca mắc COVID-19, huyện Yên Dũng tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu bao gồm: khu vui chơi, giải trí, massage, karaoke, quán bar, quán games, internet, phòng tập thể thao (gym, yoga…).

Ngoài ra, đối với các nhà hàng, cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống không được bán, phục vụ khách tại chỗ, chỉ được bán cho khách mang về. Đối với đám tang yêu cầu tổ chức gọn nhẹ, không tổ chức phúng viếng linh đình, không đón khách là người địa phương khác đến viếng.ân còn lại đang được đưa đến các cơ sở y tế điều trị.

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở Đắk Lắk, Bộ Y tế cử đoàn công tác hỗ trợ

Kiểm soát chặt chẽ các khu vực phòng tỏa phòng, chống dịch COVID-19 ở Đắk Lắk 

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 Đắk Lắk, các điểm dịch trong cộng đồng của địa phương phức tạp.

BS Trịnh Quang Trí, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đắk Lắk cho biết, tại các điểm dịch đều khoanh vùng, tiến hành các bước khống chế, xử lý môi trường tại khu vực nhà bệnh nhân và những nơi bệnh nhân có ghé đến. Tuy nhiên xác định nguồn lây nhiễm khó, nhiều ca mắc COVID-19 không có triệu chứng gì nên số  ca bệnh vẫn tiếp tục gia tăng.

Sở Y tế Đắk Lắk thông tin, riêng từ chiều 03/11 đến chiều 04/11 trên địa bàn ghi nhận thêm 109 trường hợp mắc COVID-19.

Tổng số trường hợp mắc bệnh ghi nhận trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tính từ 27/4 đến chiều 4/11 là 4.675 trường hợp (trong đó đang điều trị 2.306 trường hợp; 2.342 bệnh nhân điều trị khỏi bệnh và 27 trường hợp tử vong).

Cùng với việc khẩn trương xử lý các điểm dịch, để đáp ứng nhu cầu điều trị, Đắk Lắk tăng thêm giường bệnh.

Phương án trước mắt của Đắk Lắk tăng lên đến 5.500 giường điều trị bệnh nhân COVID-19 ở 3 tầng. Cụ thể, Bệnh viện dã chiến số 1 và Bệnh viện dã chiến số 2 có tổng cộng 3.700 giường. Trung tâm Y tế huyện Krông Búk bố trí 230 giường, Bệnh viện Đa khoa khu vực 333 bố trí 300 giường bệnh, Bệnh viện Lao và bệnh phổi Đắk Lắk bố trí 100 giường. Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tăng số giường điều trị bệnh nhân trung bình, nặng, nguy kịch với tổng gần 600 giường.

Ngày 4/11, Bộ Y tế cũng đã có Quyết định số 5081/QĐ-BYT về việc thành lập Tổ công tác của Bộ Y tế hỗ trợ chống dịch COVID-19 tại tỉnh Đắk Lắk. Tổ công tác do TS.Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) làm tổ trưởng; TS. Nguyễn Thanh Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) làm tổ phó cùng 5 thành viên.

Tổ công tác sẽ hỗ trợ Đắk Lắk nhiều hoạt động như: Hỗ trợ các hoạt động chuyên môn kỹ thuật trong việc điều tra giám sát dịch; công tác lấy mẫu và tổ chức xét nghiệm, điều trị người bệnh COVID-19. Hỗ trợ tổ chức cách ly, xử lý môi trường y tế, truyền thông phòng, chống dịch.

Trước đó, đoàn công tác của Bệnh viện Chợ Rẫy do BSCKII Trần Thanh Linh (Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy) dẫn đầu đã đến Đắk Lắk tiến hành khảo sát các bệnh viện dã chiến.

Góp ý và hướng dẫn nhiều kỹ thuật hữu ích cho công tác điều trị bệnh nhân COVID-19. Với kinh nghiệm của mình, các chuyên gia tuyến trên này sẽ hỗ trợ địa phương các biện pháp điều trị và chống dịch hiệu quả nhất.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản