Tin mới

Nghiên cứu mới về nhóm bệnh nhân "nguy cơ cao" khi mắc COVID-19

Theo các chuyên gia, nguy cơ tử vong đối với bệnh nhân COVID-19 tăng theo tuổi và một số bệnh nền.

Thường trực Ban Bí thư làm việc với các cơ quan của Đảng, MTTQ về Nghị quyết số 18-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

 
Những bệnh nhân lớn tuổi, có các bệnh nền như tiểu đường, tim mạch có nguy cơ tử vong cao khi mắc COVID-19. Ảnh: Tân Hoa Xã
Những người mắc COVID-19 có nguy cơ tử vong nếu họ cao tuổi hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng huyết hay các vấn đề đông máu - tờ New Scientist dẫn kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Trung Quốc cho biết.

Đối tượng nghiên cứu là một nhóm người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 từ khi chẩn đoán đến khi xuất viện hoặc tử vong.

Ngay từ khi dịch bệnh bùng phát, 2 bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc đã được chỉ định để điều trị cho những người bị mắc COVID-19. Cho đến ngày 1.2, những người được chẩn đoán nhiễm virus tại các bệnh viện khác trong thành phố đã được chuyển đến 1 trong 2 bệnh viện này để điều trị.

Đến ngày 31.1, 191 người đã được điều trị và xuất viện hoặc tử vong tại 2 bệnh viện nói trên. Ông Bin Cao, bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Trung Quốc - Nhật Bản và Đại học Y Thủ đô ở Bắc Kinh cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu những trường hợp này, tìm kiếm đặc điểm chung của những người sống sót và những người đã tử vong.

Tuổi trung bình của những người này là 56 và 62% là nam giới. Khoảng một nửa trong số những người được điều trị có các bệnh nền, phổ biến nhất là tiểu đường và huyết áp cao.

Trong số 191 người, 137 người được xuất viện và 54 người chết. Thời gian trung bình từ khi phát bệnh cho đến khi xuất viện là 22 ngày, nhóm nghiên cứu cho biết. Những người không qua khỏi đã chết trung bình sau 18,5 ngày kể từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng.

Nghiên cứu cho hay, những người bị tiểu đường hoặc tim mạch có tỉ lệ tử vong cao hơn. Số khác là người già, người có dấu hiệu nhiễm trùng huyết hoặc các vấn đề đông máu. Nhìn chung, hơn một nửa số người mắc COVID-19 nhập viện đã bị nhiễm trùng huyết.

“Người già có tỉ lệ tử vong cao là do hệ miễn dịch của họ bị suy yếu do tuổi tác và tình trạng viêm nhiễm có thể khiến virus nhân lên, phản ứng kéo dài hơn với tình trạng viêm, gây tổn thương lâu dài cho tim, não và các cơ quan khác” - ông Zhibo Liu tại Bệnh viện Kim Ngân Đàm Vũ Hán, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người mắc bệnh COVID-19 tiếp tục bị nhiễm virus và do đó có thể lây nhiễm cho người khác trong khoảng 20 ngày hoặc cho đến khi họ chết.

“Ghi nhận này trong nghiên cứu của chúng tôi có ý nghĩa quan trọng đối với việc hướng dẫn biện pháp phòng ngừa cách ly và điều trị bằng thuốc kháng virus ở bệnh nhân mắc COVID-19” - ông Cao nói.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản