Tin mới

Nhân rộng mô hình chợ nông thôn an toàn vệ sinh thực phẩm

(Mặt trận) - Hội nghị Triển khai nhân rộng mô hình chợ nông thôn an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã diễn ra tại thành phố Thái Bình. Đây là chương trình của Dự án cạnh tranh chăn nuôi và an toàn thực phẩm Lifsap, nằm trong định hướng xây dựng, phát triển hệ thống cung ứng nông sản hiện đại của Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020.

Chủ tịch nước Lương Cường dự Hội thảo quốc gia về Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Thủ tướng: Hoàn thiện thêm một bước đề án về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Với tổng số vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, sau 8 năm triển khai, Lifsap đã hỗ trợ nâng cấp 499 chợ thực phẩm tại 12 tỉnh, thành phố, giúp hình thành chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân nông thôn và góp phần vào hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở nhiều địa phương. Dự kiến, trong thời gian tới, dự án sẽ được nhân rộng trên toàn quốc, từ đó từng bước hình thành các trung tâm cung ứng nông sản hiện đại tại nông thôn, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Nhằm nâng cao khả năng quản lý chất lượng nông sản và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng hóa được lưu thông qua hệ thống trung tâm cung ứng hiện đại, với cơ chế giám sát chất lượng và truy xuất nguồn gốc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến. Việc xây dựng mạng lưới thu mua nông sản ở các vùng sản xuất trọng điểm ở nông thôn gắn kết thông qua các kênh phân phối hiện đại, giảm thiểu các khâu trung gian, qua đó giảm chi phí và nâng cao thu nhập cho người sản xuất; từ đó góp phần phát triển các hình thức sở hữu trí tuệ thông qua việc doanh nghiệp kinh doanh nông sản đăng ký các thương hiệu và quản lý chất lượng đối với hệ thống thương hiệu được đăng ký tại Trung tâm Cung ứng nông sản. Dự án cũng hỗ trợ các doanh nghiệp thí điểm hình thành sàn đấu giá nông sản nhằm nâng cao giá trị nông sản hàng hóa, giảm chi phí giá thành, góp phần bình ổn giá, kết nối trực tiếp giữa người mua và người bán. Năm 2018, dự án đã nghiên cứu xây dựng Đề án “Phát triển hệ thống Trung tâm cung ứng hàng nông sản Việt Nam hiện đại, giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến 2030” trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Trong giai đoạn 2019-2025, đề án tập trung triển khai một số Trung tâm cung ứng và thí điểm một số sàn giao dịch nông sản tại một số vùng trọng điểm của cả nước. Giai đoạn 2025-2030, thực hiện kết nối đồng bộ trên cả nước. Nguồn vốn thực hiện chủ yếu từ nguồn xã hội hóa.

Theo ông Tôn Thất Sơn Phong, Phó Giám đốc Ban quản lý các dự án nông nghiệp, Giám đốc Dự án Lifsap (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), chia sẻ sau 9 năm thực hiện, đến nay, dự án đã thiết lập được 40.000 hộ chăn nuôi áp dụng mô hình VietGap cấp nông hộ thông qua việc hình thành gần 300 tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi cung cấp các sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là sản phẩm thịt lợn và thịt gà phục vụ người tiêu dùng cả nước. Dự án cũng đã nâng cấp được 500 chợ thực phẩm, phục vụ cộng đồng dân cư khoảng 7 triệu người được hưởng lợi, trực tiếp khoảng 30.000 hộ tiểu thương được hưởng lợi thông qua việc nâng cấp các chợ thực phẩm...

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản