Tin mới

Nhìn từ ổ dịch Thanh Xuân Trung: Giãn cách triệt để mới chặt đứt chuỗi lây nhiễm

(Mặt trận) - Dù Hà Nội đang trong thời điểm giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17 của TP với tinh thần “ai ở đâu ở đó” nhưng những ngày qua, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, bùng phát với hàng trăm ca bệnh khiến nhiều người lo ngại về ổ dịch này cũng như tình hình dịch Covid-19 xảy ra tại Hà Nội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

Xét nghiệm PCR cho các hộ dân
Chuyên gia y tế cảnh báo, người dân cần thực hiện nghiêm túc việc giãn cách, đây là giải pháp quyết định để ngăn chặn dịch lây lan trong cộng đồng, chỉ có thực hiện triệt để giãn cách giữa người với người, gia đình với gia đình mới chặt đứt được chuỗi lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 với biến thể Delta.
Lây nhiễm nhanh do không tuân thủ tốt giãn cách
Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, tính từ ngày 23/8 đến nay, ổ dịch Thanh Xuân Trung đã ghi nhận 256 ca nhiễm. Ngay sau khi phát sinh ổ dịch, lực lượng chức năng quận Thanh Xuân đã rào cứng lối ra vào, cách ly người nguy cơ cao, tách người bệnh nền khỏi vùng đỏ... Các biện pháp phòng chống dịch ngay lập tức được triển khai tại hai ngõ 328 và 330 phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
Liên quan đến ổ dịch này, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết, qua kết quả điều tra, truy vết tạm thời đã xác định được 3 nguồn lây trong cùng một thời điểm tại chùm ca bệnh ở phường Thanh Xuân Trung, tuy nhiên "lây cụ thể ở đâu thì chưa rõ" vì đang trong thời gian giãn cách xã hội nên người dân ngại khai báo đi đâu, ở đâu. Chùm ca bệnh đã đến vòng lây nhiễm thứ 2 hoặc 3. Đồng thời lãnh đạo CDC Hà Nội cũng đánh giá, chùm ca bệnh ở quận Thanh Xuân có sự tương đồng về đặc điểm với chùm ca bệnh ở quận Đống Đa (Văn Chương, Văn Miếu) dân cư đông đúc, ngõ nhỏ, ngách nhỏ, diện tích chật hẹp nên khả năng tiếp xúc lớn.
Theo CDC Hà Nội, nguyên nhân lây nhiễm nhanh như ở Thanh Xuân Trung một phần là người dân không tuân thủ tốt quy định giãn cách ngay tại khu dân cư. Bên cạnh đó, lực lượng chức năng không kiểm soát chặt mọi đối tượng ra vào ở các khu vực tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch. Những yếu tố này làm cho việc kiểm soát, khống chế dịch trở nên phức tạp, khó khăn hơn nhiều.
Nhìn từ ổ dịch Thanh Xuân Trung, Phó Giám đốc CDC Hà Nội cảnh báo, điều lo ngại là việc phát hiện ca nhiễm ở cộng đồng, từ một ca có thể ghi nhận ổ dịch vài chục ca. Nếu có ca mắc mà không phát hiện kịp thời, để thành nhiều chu kỳ lây nhiễm thì rất khó xử lý. Vì vậy, người dân khi có triệu chứng, hoặc thậm chí không triệu chứng song cảm thấy sức khoẻ có vấn đề, nghi vấn liên quan đến Covid-19 thì phải khai báo ngay để được lấy mẫu xét nghiệm. “Để ngăn chặn dịch lây lan trong cộng đồng, người dân cần nhận thức đúng mức độ nguy hiểm của dịch bệnh và có sự hợp tác với chính quyền trong công tác phòng, chống dịch. Trong thời gian thực hiện giãn cách, người dân cần tuân thủ nghiêm giãn cách nhà với nhà, kể cả người trong cùng một nhà cũng phải giãn cách để nếu một người mắc thì cũng không lây cho cả nhà. Chính quyền, địa phương cần có biện pháp hỗ trợ tối đa cho người dân để họ yên tâm giãn cách” - Phó Giám đốc CDC Hà Nội khuyến cáo.
Phong tỏa ngõ 328, ngõ 330 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Tận dụng thời gian giãn cách, ở yên trong nhà
Với tốc độ lây lan rất nhanh của biến thể Delta, dịch bệnh không lây theo chuỗi từ người này sang người kia mà theo lây theo chùm ca bệnh, F0 tăng theo cấp số nhân,… Theo các chuyên gia y tế, để ứng phó với tình huống này, giãn cách xã hội là giải pháp quyết định để ngăn chặn dịch lây lan trong cộng đồng, chỉ có thực hiện triệt để giãn cách giữa người với người, gia đình với gia đình mới chặt đứt được chuỗi lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 với biến thể Delta.
Dưới góc độ chuyên môn, PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, Bộ Y tế phân tích mục tiêu của giãn cách xã hội là cắt đứt chuỗi lây nhiễm thông qua việc hạn chế tiếp xúc giữa người với người. Vì vậy, nếu người dân thực hiện nghiêm “5K”, giãn cách hiệu quả, các chuỗi lây nhiễm sớm được cắt đứt, sự lây lan của dịch giảm dần.  “Giãn cách là khoảng thời gian “quý” để TP dập dịch. Vì vậy, mỗi người dân, mỗi gia đình cần thực hiện nghiêm quy định này, hạn chế tập trung đông người ngay từ phạm vi gia đình. Đặc biệt, Hà Nội phải phong tỏa thật chặt, xét nghiệm toàn bộ cho người dân trong khu vực phong tỏa 3 ngày 1 lần với mục tiêu bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng. Bên cạnh đó, chúng ta cần tránh hiện tượng ngoài chặt, trong lỏng, người dân không được đi sang nhà nhau, phải phong tỏa rất chặt mới ngăn chặn được dịch bùng phát tại phường Thanh Xuân Trung cũng như TP Hà Nội” - PGS.TS Trần Đắc Phu lưu ý.
Trong những ngày qua, hàng tấn lương thực, rau củ đã được các dân quân tự vệ, tình nguyện viên phát miễn phí cho khoảng 700 hộ dân bị phong tỏa tại ngõ 328, ngõ 330 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Liên quan tới vấn đề này, GS.TS Nguyễn Anh Trí - nguyên Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương cho rằng, Hà Nội phải nhanh chóng đẩy mạnh việc tiêm vaccine phòng Covid-19. Nếu không tiêm vaccine sẽ khó ngăn chặn được dịch bùng phát lớn trên diện rộng ở Hà Nội. Việc chống dịch lặp đi lặp lại khi dập được chỗ này lại bùng chỗ khác sẽ rất khó khăn. Từ nay trở đi TP nếu chỉ dùng biện pháp 5K và giãn cách sẽ không đạt đích, khó ngăn chặn dịch bùng phát. Tất cả những nơi đã bùng phát dịch nặng phải tập trung điều trị cho người bệnh, cần ưu tiêm vaccine tại những nơi có nguy cơ bùng phát dịch.

Đề cập tới vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, để không bị lây lan dịch bệnh cho mình và cho xã hội, mỗi người dân cần phải tận dụng tốt thời gian giãn cách xã hội để ở yên trong nhà, phòng, chống dịch. Mặt khác, chính quyền cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa việc tuân thủ giãn cách, quy định 5K của người dân ở bên trong mỗi khu chung cư, lắp camera để phát hiện và xử phạt nghiêm minh những người vi phạm, không thể thực hiện giãn cách xã hội nửa vời, một người lơ là làm bao người vất vả, hao tổn nguồn lực xã hội.

"Cách gì thì cách, không thể để nhà F0 mà không có dấu hiệu cảnh báo. Lực lượng y tế và công an cần vào cuộc ngay, từ yếu tố dịch tế, khoanh chặt vùng lõi trong khu phong tỏa. Vùng đỏ nhất trong vùng đỏ phải được thiết lập khu vực riêng. Các địa phương tuyệt đối không để người dân nhà này sang nhà kia, phải có cách làm cụ thể, mạnh mẽ để thực hiện việc này", Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh nói.

Ảnh: Zing.vn
Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản