Tin mới

Ông Phan Văn Vĩnh có bị tước danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân?

Trước khi bị khởi tố, bắt giam, ông Phan Văn Vĩnh đã bị tước danh hiệu Công an nhân dân, vậy còn danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang đã bị tước hay chưa?

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

 Ông Phan Văn Vĩnh

Trong thông báo của Bộ Công an về việc “Khởi tố, bắt tạm giam bị can Phan Văn Vĩnh về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại khoản 3, Điều 281 - Bộ luật Hình sự năm 1999 có thông báo về việc “Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với Phan Văn Vĩnh”. Tuy nhiên ông Phan Văn Vĩnh còn một danh hiệu nữa là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Vậy danh hiệu này có bị tước?

Ông Phan Văn Vĩnh được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2000 khi còn là Phó Giám đốc CA tỉnh Nam Định.

Thông tư 34-TTg hướng dẫn thi hành các danh hiệu vinh dự nhà nước: Anh hùng Lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân có quy định về các trường hợp bị tước danh hiệu như sau:

“Những tập thể và cá nhân đã tuyên dương anh hùng rồi mà sau đó phạm khuyết điểm, sai lầm nghiêm trọng, không xứng đáng với danh hiệu vinh dự đó nữa thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xét và quyết định tước anh hùng, Chính phủ sẽ thu hồi huy chương anh hùng, và cả cờ nếu là đơn vị anh hùng. Mức sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng nói ở đây chỉ mức độ cố tình vi phạm đạo đức cách mạng một cách nặng nề, liên tục, có hệ thống, gây nhiều tác hại trong sản xuất và công tác, làm hại đến thanh danh anh hùng, bị đông đảo quần chúng đề nghị tước danh hiệu anh hùng của họ. Những trường hợp này cần phải xét thận trọng.

Những anh hùng phát huy được tác dụng tốt trong sản xuất, công tác, nhưng lại phạm khuyết điểm, sai lầm nghiêm trọng về đạo đức cách mạng thì cần hết sức giáo dục, thuyết phục để họ sửa chữa khuyết điểm, lập công mới, tạo điều kiện cho họ tiếp tục vươn lên.

Việc đề nghị tước danh hiệu anh hùng là quyền hạn của chính quyền các cấp, cao nhất là Hội đồng Chính phủ; cũng có thể do Tòa án nhân dân đề nghị, nếu anh hùng là người phạm pháp bị bắt quả tang hoặc đã bị kết án. Ngoài ra, bất kỳ người công dân nào khác cũng có quyền đề nghị nếu xét thấy anh hùng đó không xứng đáng. Cơ quan nào nhận được ý kiến đề nghị này thì phải tổ chức kiểm tra ngay”.

Một số cá nhân, tập thể đã từng được phong tặng các danh hiệu Anh hùng Lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cũng bị tước như việc ông Hồ Xuân Mãn bị tước danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang do phát hiện khai gian trong quá trình làm thủ tục. Ông Mãn người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam bị tước danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Mới nhất, tập thể Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) cũng bị tước danh hiệu Anh hùng lao động (được phong tặng năm 2011) do những sai phạm thời Trịnh Xuân Thanh làm lãnh đạo.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản