Tin mới

Phản ánh của người dân là kênh rất quan trọng để thực hiện giám sát

(Mặt trận) - Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực nhấn mạnh, phản ánh của người dân là kênh rất quan trọng để giám sát, lắng nghe ý kiến, giải quyết được những ý kiến đó. Đặc biệt, cần phát huy vai trò của người có uy tín, lực lượng cốt cán của địa phương để hoạt động giám sát đạt hiệu quả hơn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

Toàn cảnh buổi làm việc

Sáng 24/7, đoàn công tác của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch làm trưởng đoàn, đã kiểm tra, khảo sát 5 năm thực hiện Quyết Định 217, 218 của Bộ Chính trị (khóa XI) về quy chế giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

Phát biểu tại buổi làm việc, theo Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực: Mục đích của chuyến công tác là đánh giá xem huyện Yên Thế đã thực hiện được gì, chưa đạt được gì trong công tác trên; trong 5 năm tới sẽ làm gì nhằm đổi mới, có cách làm sáng tạo để phát huy được vai trò xây dựng khối đại đoàn kết.   

Theo ông Nguyễn Mạnh Tùng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Yên Thế, trong 5 năm qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện đã xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát 9 cuộc tại 21/21 xã, thị trấn và 19 cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện về nội dung: Thực hiện cơ chế một cửa, thực hiện chính sách giảm nghèo, việc thực hiện mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, triển khai thực hiện phát luật về bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2016, việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2015-2018. Cùng với đó là việc thu, sử dụng các khoản thu thoả thuận và tự nguyện tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 2016-2018...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện đã giám sát qua báo cáo đối với 50 đơn vi và UBND 21/21 xã, thị trấn, lấy ý kiến thông qua phiếu khảo sát 580 đối tượng liên quan đến 2 nội dung giám sát về vấn đề môi trường, bảo đảm y tế. Qua giám sát, đã có 86 kiến nghị, đề nghị gửi đến Thường trực Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện, các cơ quan chức năng thuộc lĩnh vực giám sát. Qua theo dõi, việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị sau giám sát có trên 44/86, bằng 51,16% ý kiến được tiếp thu, giải quyết. Còn lại 42 ý kiến được UBND các cấp, các cơ quan chức năng tiếp thu và gửi đến cấp trên xem xét, giải quyết.

Cùng với đó, ông Nguyễn Mạnh Tùng cũng cho biết, các đoàn thể - xã hội của huyện Yên Thế đã tổ chức giám sát 5 cuộc với 3 buổi tại 15 cơ quan, đơn vị, 21/21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện với các nội dung: Luật Bình đẳng giới và Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020; việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giai đoạn 2015-2020; việc kinh doanh, buôn bán, quản lý, sử dụng vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện; việc thực hiện quy chế dân chủ. Sau giám sát, có 395 ý kiến kiến nghị, đề xuất với cơ quan chức năng, có 117/395, bằng 45,1% ý kiến được tiếp thu, giải quyết.

Tại huyện Yên Thế, hoạt động giám sát thường xuyên được các cấp MTTQ coi trọng thông qua Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng. Cụ thể, Ban Thanh tra nhân dân qua giám sát đã có 960 ý kiến, kiến nghị đề xuất đến cơ quan chức năng. Tổ chức giám sát được 115 chuyên đề, đã giám sát được 345 buổi chuyên đề trong các lĩnh vực: Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, việc thu chi ngân sách, công khai tài chính. Cùng với đó là chế độ chính sách ưu đãi, chăm sóc giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, chính sách bảo hiểm xã hội, các khoản đóng góp của nhân dân… ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Qua giám sát đã phát hiện, kiến nghị 210 nội dung, có 62 nội dung được các cơ quan chức năng tiếp thu, giải quyết.

Ban Giám sát đầu tư cộng đồng đã tiến hành giám sát 316/316 công trình, dự án triển khai trên địa bàn, trong đó có 21 công trình được lựa chọn giám sát điểm năm 2017, đã kiến nghị với chủ đầu tư và nhà thầu trong quá trình thi công 561 nội dung đã được tiếp thu, thực hiện đảm bảo theo thiết kế thi công.

Đáng chú ý, về tổ chức đối thoại trực tiếp, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện và cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản phối hợp tổ chức 5 hội nghị đối thoại trực tiếp về nội dung của 5 dự thảo văn bản phản biện gồm: Đề án sáp nhập xã Bố Hạ vào thị trấn Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang; Đề án bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hoá gắn với các điểm di tích khởi nghĩa và Lễ hội Yên Thế, giai đoạn 2016-2020; Đề án Bảo vệ môi trường huyện, tầm nhìn đến năm 2025; Đề án sáp nhập Trường Tiểu học và Trường THCS xã Tân Hiệp từ năm 2018-2019; Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Cầu Gồ, huyện Yên Thế đến năm 2035...

Bà Nguyễn Thanh Cầm - Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu tại buổi làm việc, bà Nguyễn Thanh Cầm - Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đánh giá: Huyện Yên Thế đã có những hoạt động thiết thực, với cách làm sáng tạo khi triển khai Quyết định 217, 218. Bà Cầm cũng đặt câu hỏi: Khi tổ chức giám sát, Mặt trận chủ trì và các đoàn thể tham gia tốt hơn hay các đoàn thể làm độc lập thì hiệu quả hơn, nên thực hiện như thế nào ở cấp huyện? Bên cạnh đó là việc theo dõi, giải quyết kiến nghị sau giám sát được MTTQ huyện Yên Thế thực hiện thực hiện như thế nào?

Ông Nguyễn Quang Minh - Trưởng Ban Dân chủ - Pháp luật, UBTƯ MTTQ Việt Nam

Ông Nguyễn Quang Minh - Trưởng ban Dân chủ - Pháp luật, UBTƯ MTTQ Việt Nam cho rằng: Kết quả thực hiện Quyết định 217, 218 tại huyện Yên Thế là rất tốt. Tuy nhiên, quá trình thực hiện 5 năm còn những khó khăn, vướng mặc gì; kiến nghị gì, nên thay đổi ra sao để phù hợp với việc thực hiện ở địa phương? Như việc tổ chức Ban Giám sát đầu tư cộng đồng còn gặp khó khăn, với các thức tổ chức hiện nay. Theo dõi sau giám sát và phản biện xã hội, việc tiếp thu được thực hiện ra sao? Tiếp thu phản hồi ý kiến sau phản biện xã hội. Ngoài hình thức tiếp thu ở Đại hội, có hình thức tiếp thu các cơ quan trả lời bằng văn bản hay không?... Bên cạnh đó, lịch tiếp công dân được thực hiện ra sao? Viêc bảo đảm lịch này rất khó ở các địa phương. Việc này được thực hiện ở huyện Yên Thế ra sao, rất cần các đại biểu của huyện kiến nghị.

Tiếp thu ý kiến của các thành viên trong đoàn, ông Vũ Trí Hải, Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Yên Thế khẳng định, Quyết định số 217-QĐ/TW về ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quyết định số 218-QĐ/TW về ban hành Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền do Bộ Chính trị ban hành là rất kịp thời, phù hợp với yêu cầu của tình hình thực tiễn, nhằm phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội, các tầng lớp nhân dân trong việc tham gia xây dựng Đảng, chính quyền.

“Đến nay, Yên Thế là địa bàn ổn định nhất về an toàn xã hội tại bắc Giang. Qua công tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, năng lực lãnh đạo nâng lên rõ rệt, từ đó góp phần củng cố vững chắc thêm lòng tin của người dân, của cán bộ, đảng viên với chính quyền các cấp”, ông Vũ Trí Hải khẳng định.

Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực phát biểu trong buổi làm việc tại huyện Yên Thế

Tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực ghi nhận kết quả đạt được trong việc thực hiện Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị tại huyện Bắc Giang. Theo Phó Chủ tịch, huyện đã triển khai nghiêm túc; kết quả tích cực, trong đó giám sát có chuyển biến tích cực; phản biện có một số nội dung liên quan tới địa giới, nắm tình hình dân dân, phản ánh kiến nghị nhân dân kịp thời. Cách làm chủ động, tích cực, sáng tạo.

Theo Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực, Mặt trận huyện Yên Thế cần phát huy vai trò chủ trì. Làm sao quan tâm để giám sát hằng năm phải lựa chọn nội dung, phát huy vai trò của người tiêu biểu, uy tín, có chủ trì của Mặt trận. Mục tiêu cao nhất là ổn định, đoàn kết, phát triển; phải làm thế nào để chuyển biến nhận thức của các cấp; phải tuyên truyền về cách làm hiệu quả, dể người dân thấy tác dụng, nhất là với các chính sách, chương trình xây dựng nông thôn mới, chính sách đồng bào dân tộc, tôn giáo…

Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực cho rằng: Kinh nghiệm là phát huy các lực lượng tham gia, hình thức giám sát của nhân dân. Người dân phản ánh là kênh rất quan trọng để giám sát; lắng nghe ý kiến đó, giải quyết được cả những ý kiến đó. Người uy tín, lực lượng cốt cán của địa phương cần được phát huy như thế nào để hoạt động giám sát đạt hiệu quả hơn.

Phó Chủ tịch lưu ý, Mặt trận tham gia, sản phẩm là phản ánh. Vì vậy phải phản ánh chính xác. Sau đó kiến nghị phải chắt lọc. Việc tuyên truyền, giải thích là rất quan trọng. Đặc biệt điểm nóng cần có nội dung vận động riêng.

Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực trao tặng quà cho các gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn huyện Yên Thế

Sáng cùng ngày, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực đã đến thăm và tặng quà các gia đình chính sách trên địa bàn nhân kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh, Liệt sĩ 27/7. Phát biểu tại đây, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực nhấn mạnh: Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, truyền thống tri ân những người có công với nước đã trở thành nét văn hoá của dân tộc ta. Truyền thống đó tạo nên sức mạnh đoàn kết dân tộc.

Theo Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực: Thời gian qua, MTTQ đã tích cực đóng góp vào việc thực hiện chính sách người có công. Nhất là việc thực hiện chức năng giám sát của MTTQ, thường xuyên theo dõi chính sách người có công. “Với mong muốn các gia đình chính sách vượt qua những khó khăn, mất mát vươn lên trong cuộc sống. Rất mong cấp uỷ Đảng, chính quyền huyện Yên Thế thực hiện tốt chính sách người có công. Làm sao thể hiện bằng tấm lòng tri ân với các gia đình một cách thiết thực nhất. Cùng với đó, các gia đình chính sách, có công với cách mạng tiếp tục phát huy truyền thống gương mẫu, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực mong muốn.

Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực trao học bổng của Quỹ Thiện Tâm cho học sinh nghèo học giỏi vượt khó.

Nhân dịp này, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực đã tặng 5 suất quà của UBTƯ MTTQ Việt Nam cho các gia đình chính sách tiêu biểu; trao học bổng cho 5 học sinh nghèo học giỏi trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, mỗi suất trị giá 3 triệu đồng. Đây là nguồn lực được huy động thông qua Chương trình "Mỗi ngày một học bổng" của Quỹ Thiện Tâm do Báo Đại đoàn kết khởi xướng. Đây thực sự là  những món quà có ý nghĩa dành cho các em khi năm học mới đang tới gần.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản