Tin mới

Phát huy sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong chống dịch

(Mặt trận) - Chiều 7/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp giữa Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ về thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 với lãnh đạo TPHCM sau 15 ngày thực hiện Công điện số 1099/CĐ-TTg ngày 22/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Thành phố cần vững tin mở dần các hoạt động kinh tế, sản xuất từng bước chắc chắn nhưng cũng phải rất mạnh dạn. Ảnh: VGP/Đình Nam 

Theo đánh giá của Tổ Công tác, TPHCM đã triển khai nghiêm túc, kịp thời, khẩn trương đến tận cơ sở theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với phương châm “xây dựng mỗi phường, xã, thị trấn; mỗi cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài phòng, chống dịch, người dân là “chiến sĩ” trong phòng, chống dịch; lấy người dân là trung tâm phục vụ, là chủ thể trong phòng, chống dịch.

Các Tổ công tác đặc biệt tại các phường, xã, thị trấn đã phát huy tác dụng trong việc kiểm tra, nhắc nhở, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện giãn cách xã hội; công tác an sinh được chăm lo thực hiện tốt; việc thần tốc xét nghiệm diện rộng đã phát hiện sớm các trường hợp F0 để theo dõi, chăm sóc và điều trị; hoạt động của các trạm y tế lưu động đã mang lại hiệu quả trong chăm sóc các đối tượng F0 tại nhà.

Điều chỉnh để tăng tốc xét nghiệm

Cuộc họp đã bàn rất kỹ về công tác xét nghiệm. Từ ngày 23/8, các quận, huyện, TP. Thủ Đức đã tích cực triển khai xét nghiệm diện rộng, tập trung ở những khu vực nguy cơ cao và rất cao với số lượng F0 phát hiện hằng ngày khoảng 5.300 ca. Mặc dù chưa xét nghiệm toàn bộ 100% người dân, tuy nhiên, về cơ bản đã đánh giá được tình hình dịch bệnh trên toàn TPHCM và đã bóc được một phần lớn F0 như tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng.

Các ý kiến thống nhất cần có những điều chỉnh để đẩy nhanh tốc độ, tăng tần suất xét nghiệm ở vùng đỏ, vùng cam cũng như vùng vàng, cận xanh và vùng xanh trong một vài ngày tới. Theo đó, Thành phố đẩy mạnh xét nghiệm nhanh mẫu gộp, mẫu đại diện các hộ gia đình ở vùng đỏ, vùng cam; người dân tự lấy mẫu; ưu tiên xét nghiệm hộ gia đình ở vùng đỏ, vùng cam chưa có người nhiễm, vùng xanh, cận xanh, vàng để làm sạch.

Ngoài ra, TPHCM tiếp tục đẩy mạnh việc quản lý và chăm sóc F0 tại nhà, đặc biệt tại các quận, huyện có số ca mắc cao, bảo đảm F0 được tiếp cận y tế sớm nhất, được tư vấn và nhận thuốc kịp thời. Tăng tỷ lệ tiếp cận của F0 với gói thuốc C (theo chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir có kiểm soát tại cộng đồng).

Tổ chức điều phối lực lượng y tế phường, xã từ các vùng xanh sang vùng đỏ để đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài. Bảo đảm cấp cứu và chuyển tuyến kịp thời những trường hợp có nguy cơ chuyển nặng. Tăng cường điều phối hiệu quả và thông suốt giữa các bệnh viện tầng 2 và tầng 3 trong công tác điều trị người bệnh nặng. Nghiên cứu điều chỉnh việc sử dụng thiết bị y tế, đặc biệt là máy thở và hệ thống oxy hiệu quả hơn nữa.

Thêm gói hỗ trợ 8.000 tỷ đồng

Thời gian tới, Tổ Công tác đề nghị TPHCM cần có giải pháp bảo đảm an sinh xã hội tiếp theo đủ mạnh để hỗ trợ cho 4,7 triệu dân có nguy cơ thiếu đói, đứt bữa, bao gồm: 780.000 hộ lao động thuê trọ, bị ngừng việc, mất việc làm; 1,15% hộ nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội; xem xét tiếp tục bổ sung gói chính sách hỗ trợ, bảo đảm không người dân nào có hoàn cảnh khó khăn không được nhận hỗ trợ.

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi chia sẻ: "Đến nay việc tôi lo nhất là đời sống và an sinh của người dân. Tôi rất mong không có trường hợp nào thiếu đói".

Về việc hiện nay có nhiều người chưa nhận được tiền hỗ trợ, ông Mãi cho biết nguyên nhân là có nhiều trường hợp người dân bình thường không đăng ký tạm trú, trong khi việc quản lý nhân khẩu lâu nay căn cứ trên giấy tờ nên việc rà soát sao cho đầy đủ đối tượng có khó khăn.

Mặt khác, lực lượng dưới phường, xã cũng tập trung cho công tác chống dịch nên việc rà soát có thiếu sót. "Chúng tôi đã chỉ đạo thêm 2 ngày nữa phải chi trả số tiền cho người dân nằm trong diện nhận hỗ trợ của các gói hỗ trợ", ông Phan Văn Mãi nói.

UBND TPHCM chỉ đạo từng phường, xã tiếp tục rà soát người dân khó khăn, qua rà soát cho thấy còn 300.000 người và 600.000 hộ bị sót các gói hỗ trợ trước, số tiền bổ sung khoảng 1.500 tỷ đồng. Sắp tới TPHCM sẽ có gói hỗ trợ mới cho khoảng 5,3 triệu người với số tiền khoảng 8.000 tỷ đồng. Gói hỗ trợ mới này có thể được chi đến người dân từ ngày 10/9.

Nhiều sáng kiến chống dịch vì trách nhiệm với nhân dân

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá sau 15 ngày thực hiện việc tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, TPHCM đã rất nỗ lực, đạt được những kết quả tương đối rõ nét.

Tính đến thời điểm này đã gần 100 ngày nhân dân, các lực lượng chống dịch của Thành phố hết sức vất vả, nỗ lực rất cao. Toàn bộ hệ thống chính trị của Thành phố nhất là ở cơ sở, các lực lượng y tế, công an, quân đội đã toàn tâm, toàn sức, không kể ngày đêm.

Phó Thủ tướng đặc biệt trân trọng nỗ lực của người dân TPHCM trong suốt mấy tháng qua, thực sự cùng với chính quyền tuân thủ các quy định phòng, chống dịch với ý thức vì mình, vì cộng đồng. Bà con rất thương nhau, cùng hỗ trợ nhau để vượt qua những khó khăn trong mùa dịch. Thành phố cũng đã làm được rất nhiều hoạt động kêu gọi sự ủng hộ của mọi tầng lớp, doanh nghiệp, tổ chức thiện nguyện.

Với tinh thần sáng tạo, một đặc trưng của TPHCM từ thời kỳ bắt đầu đổi mới đến nay, rất nhiều sáng kiến đã được các quận, huyện của Thành phố triển khai trong thời gian qua. Đó là mô hình thu dung chăm sóc F0 không triệu chứng, không coi họ là người bệnh, mô hình của huyện Củ Chi để giảm tỷ lệ F0 không triệu chứng chuyển thành có triệu chứng. Quận 6, quận Phú Nhuận đã đưa thuốc vào điều trị ngay từ sớm cho các F0 trước khi các cơ quan chức năng của Thành phố hướng dẫn và sau đó đã được công nhận chính thức. Quận 7 đưa cả bồn oxy lỏng công nghiệp vào lắp đặt hệ thống oxy tập trung vào bệnh viện trong lúc thiếu bồn oxy y tế.

“Tất cả những điều đó cho thấy sự sáng tạo xuất phát từ tinh thần của TPHCM từ trước đến nay. Điều đó cho thấy rất nhiều quy định, hướng dẫn chi tiết cần có thêm những vấn đề mang tính nguyên tắc để TPHCM phát huy được lợi thế, tinh thần sáng tạo của nguồn nhân lực có trình độ rất cao so với mặt bằng chung của cả nước. Một trong những thế mạnh của TPHCM là tinh thần dám nghĩ, dám làm, đột phá sáng tạo”, Phó Thủ tướng nói.

Mở dần hoạt động kinh tế, sản xuất an toàn, chắc chắn

Nhấn mạnh cần tiếp tục củng cố những kết quả đạt được, Phó Thủ tướng nêu rõ: Việc thực hiện giãn cách với nhiều mức độ khác nhau trong suốt mấy tháng vừa rồi là để TPHCM cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, từng bước mở dần lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đưa cuộc sống dần trở lại bình thường.

Thành phố cần phải tính đến một số yếu tố mới để có cơ sở mở dần ra từng bước thật an toàn, chắc chắn. Đó là Thành phố phải đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine đạt 100% đối tượng theo quy định của Bộ Y tế vào ngày 15/9.

Hệ thống điều trị có đủ thuốc, oxy. Người dân TPHCM đã trải qua thời gian thực hiện giãn cách kéo dài, coi như một bước tập dượt cho việc tuân thủ các quy định phòng, chống dịch trong trạng thái bình thường mới.

Thành phố mở sớm được ngày nào, doanh nghiệp sớm quay trở lại sản xuất thì công nhân sẽ có lương, hoạt động kinh doanh mở lại thì số người cần trợ cấp sẽ bớt đi.

“Tinh thần chung là không chủ quan nhưng khi đã tiêm hết vaccine, chuẩn bị thuốc men, cơ sở điều trị thì Thành phố cần vững tin mở ra chắc chắn nhưng cũng phải rất mạnh dạn”, Phó Thủ tướng nói. Và những ngày qua các quận, huyện của TPHCM đều đang chuẩn bị tích cực cho các kế hoạch mở dần lại một số hoạt động kinh tế, sản xuất.

Theo Phó Thủ tướng, các lực lượng của Trung ương chi viện cho TPHCM từ y, bác sĩ, sau đấy là quân đội, công an, quân y là điểm tựa không thể thiếu trong công tác phòng, chống dịch. Thời gian tới, lực lượng chống dịch sẽ tiếp tục có những điều chỉnh cục bộ để đáp ứng yêu cầu, tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố.

Phó Thủ tướng đồng tình với ý kiến của Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi về trách nhiệm rất lớn của Thành phố trong bảo đảm đời sống an sinh cho bộ phận rất lớn người lao động ngoại tỉnh. TPHCM cần có những kiến nghị rất cụ thể với Trung ương về yêu cầu hỗ trợ, cơ chế chính sách để chủ động giải quyết vấn đề an sinh cho bà con.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý, TPHCM chủ động xây dựng cơ chế huy động nguồn lực y tế tư nhân tham gia vào điều trị bệnh nhân COVID-19 cũng như công tác phòng chống dịch tại cơ sở trên nguyên tắc công khai, minh bạch.

Về lĩnh vực giáo dục, Phó Thủ tướng cho rằng TPHCM đã có rất nhiều chương trình quyên góp, hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn về phương tiện học tập qua mạng và phải tăng cường thời lượng dạy học qua truyền hình, cố gắng bảo đảm công bằng trong giáo dục./.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản