Tin mới

Phát huy tính chủ động, sáng tạo trong đào tạo

(Mặt trận) - Tiếp tục chương trình giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của BCH Trung ương Đảng (Khóa XI), ngày 17/10, tại Sơn La, đoàn công tác Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Sơn La nhằm nắm bắt tình hình và kết quả triển khai Nghị quyết trong 5 năm qua (2013-2018).

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Quang cảnh buổi làm việc.

Tham dự buổi làm việc có ông Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La; ông Phạm Văn Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La; ông Lò Mai Kiên, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La; đại diện lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể liên quan của tỉnh Sơn La.

Tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện đổi mới

Theo ông Phạm Văn Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; công tác tuyên truyền được triển khai rộng khắp, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động trong cả hệ thống chính trị.

Ông Phạm Văn Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.

Hệ thống, quy mô trường, lớp được duy trì, từng bước củng cố, phát triển theo hướng chuẩn hóa và từng bước hiện đại. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được quan tâm đầu tư, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình, chất lượng giáo dục các cấp học được nâng lên, số trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia tăng 21%. Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học và THCS được duy trì, giữ vững.

Tính đến ngày 10/9/2018, toàn tỉnh có 725 trường mầm non, phổ thông (giảm 103 trường so với năm học 2017-2018); có 12.838 lớp với 361.897 học sinh; 14 trung tâm có 110 lớp với 4.451 học sinh; có 7 chường chuyên nghiệp (trong đó có 1 trường đại học, 4 trường cao đẳng, 2 trường trung cấp). Toàn tỉnh đã huy động được 20,6% số trẻ trong độ tuổi ra nhà trẻ và 97,0% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp, trong đó có 99,7% trẻ 5 tuổi và huy động 99,8% học sinh trong độ tuổi vào lớp 1 và vào lớp 6 theo kế hoạch.

Cùng với đó, hệ thống quy mô trường lớp từng bước củng cố, với 598/599 phòng học thuộc các xã đặc biệt khó khăn của 11 huyện đạt 99,8%, từ đó góp phần đưa số lượng trường đạt chuẩn quốc gia tăng nhanh, đạt 34,4% trong tổng số trường.

Trong 5 năm qua, công tác xóa mù chữ đã được triển khai hiệu quả, tỉnh đã mở 396 lớp xóa mù cho 15.953 học viên, nâng tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15-60 đạt 96,1%; 85% người mới biết chữ tiếp tục học tập và không mù chữ trở lại. Toàn tỉnh có 27/204 xã, phường, thị trấn hoàn thành chương trình xóa mù chữ mức độ 1; 177/204 xã, phường, thị trấn hoàn thành chương trình xóa mù chữ mức độ 2. Đến nay, 5/12 huyện đạt tiêu chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 đạt 42,6%; 7/12 huyện, thành phố đạt tiêu chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 đạt 58,4%. Tuy nhiên, vùng điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn thì hiện tượng người hoàn thành chương trình xóa mù chữ đạt tỷ lệ 72,5%.

Cùng với đó, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý luôn được đào tạo bổ sung và nâng cao trình độ, tạo cơ hội để giáo viên gắn giảng dạy với nghiên cứu khoa học, cập nhật công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng giáo dục kỹ năng sống, tư vấn học đường và hướng nghiệp cho học sinh. Đồng thời tỉnh cũng tăng tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn như ưu tiên chọn cử cán bộ, giáo viên có năng lực, phẩm chất tham gia đào tạo đạt trình độ sau đại học, quan tâm đến cán bộ công tác tại các xã đặc biệt khó khăn, quan tâm tới việc bổ sung giáo viên phù hợp với các cấp học,…

Quan tâm tới các điểm trường ở vùng sâu, vùng xa

Đề cập đến việc khắc phục khó khăn tại các điểm trường vùng sâu, vùng xa khi  vận động học sinh đến lớp, ông Nguyễn Hữu Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy chia sẻ, tỉnh đã có chủ trương nấu ăn cho 300 trường với gần 30.000 học sinh được hưởng chế độ bán trú theo hướng xã hội hóa. Chính vì vậy số lượng các em đến lớp tăng lên đáng kể, công tác tuyên truyền, tư tưởng đối với đội ngũ giáo viên vùng sâu, vùng xa luôn được quan tâm, duy trì, từ đó tạo nhiệt huyết trong giảng dạy của các thầy cô đến các em, giúp các thầy cô vượt qua khó khăn để yên tâm giảng dạy.

Ông Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La phát biểu tại buổi làm việc.

Ông Nguyễn Hữu Đông cho biết, thời gian tới tỉnh tiếp tục ưu tiên đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất các trường phổ thông dân tộc nội trú, các trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường mầm non tại các xã đặc biệt khó khăn, khắc phục tình trạng phòng học xuống cấp, phòng học tạm tại các xã vùng sâu, các xã đặc biệt khó khăn và tăng các điều kiện cho các trường có tổ chức nấu ăn bán trú.

Chia sẻ về vai trò của Mặt trận và các tổ chức thành viên trong triển khai Nghị quyết, ông Lò Mai Kiên, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La cho biết, thành công của Sơn La là việc xây dựng cơ sở bán trú, nhà ăn bán trú, tạo môi trường học tập cho các em học sinh, để thực hiện hiệu quả chủ trương này, MTTQ và các tổ chức thành viên đã huy động sức dân cùng chung tay xây dựng nhà bán trú, cùng vận động các cá nhân, tổ chức hỗ trợ nhà trường tăng gia sản xuất, đảm bảo dinh dưỡng cho các em học sinh tiếp tục học tập.

Khắc phục triệt để những hạn chế

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt nam Bùi Thị Thanh biểu dương những kết quả đáng khích lệ của tỉnh Sơn La trong thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW và khẳng định, thành công của triển khai Nghị quyết góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân về đổi mới căn bản, toàn diện, giáo dục và đào tạo trên toàn tỉnh.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh vẫn còn trăn trở khi hiện nay đời sống của giáo viên miền núi vẫn còn khó khăn, chế độ chính sách chưa được đảm bảo, cơ chế thu hút giáo viên chưa được phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa tạo được sự đồng đều giữa các điểm trường, khả năng tiếp cận ngoại ngữ, tin học của các em học sinh vùng dân tộc thiểu số còn khó khăn và chất lượng đào tạo ở một số cơ sở dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội;…

Đồng tình với 10 nhóm nhiệm vụ và 12 nhóm giải pháp tỉnh đề ra, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh đề nghị thời gian tới, tỉnh Sơn La tiếp tục quan tâm tới việc giải quyết các chính sách liên quan tới giáo dục và đào tạo, gắn với việc phục vụ các nhu cầu lao động thực tế tại địa phương, tạo cơ hội tốt cho các em học sinh đóng góp sức mình trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trên toàn tỉnh.

Cùng với đó, tỉnh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục và khắc phục triệt để những hạn chế để đổi mới giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu, gắn với quyền và lợi ích trực tiếp của người dân trên toàn tỉnh.

Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Bùi Thị Thanh phát biểu tại buổi làm việc.

Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh cũng lưu ý tỉnh cần đảm bảo cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với đội ngũ giáo viên vùng sâu, vùng xa; tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trong trường học, tránh tình trạng mất cân bằng giữa các điểm trường ở địa bàn thuận lợi và các điểm trường tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

“Tỉnh Sơn La cần đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa trong học tập, việc dạy nghề phải gắn với cơ chế tự chủ và phải thể hiện được sự chủ động, sáng tạo trong đào tạo các nhóm học, nhóm ngành nghề sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế”, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh cho rằng, để Nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, MTTQ cùng các tổ chức chính trị - xã hội cần phát huy hơn nữa vai trò giám sát của mình trong việc triển khai Nghị quyết theo đúng các nhóm nhiệm vụ, giải pháp mà tỉnh đã đề ra, từ đó tạo sự chuyển biến về giáo dục, đào tạo trên toàn tỉnh.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản