Tin mới

Phát huy vai trò của Mặt trận trong đấu tranh phòng, chống tội phạm

(Mặt trận) - Chiều 30/10, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP của Chính phủ Trương Thị Ngọc Ánh dẫn đầu đoàn kiểm tra liên ngành đã làm việc với Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Cao Bằng. Tham dự buổi làm việc có đại diện các ban, ngành liên quan và các thành viên của Ban Chỉ đạo.

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba

Toàn cảnh buổi làm việc.

Ông Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Cao Bằng cho biết, trong năm 2017, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, cùng với vai trò chủ công, nòng cốt của lực lượng công an và sự tham gia tích cực của các ngành, đoàn thể và nhân dân, các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ của Thủ tướng Chính phủ đã được tỉnh Cao Bằng triển khai, thực hiện nghiêm túc, tích cực và có hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình tổ chức triển khai thực hiện, địa phương còn có những măt hạn chế, khó khăn nhất định trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

Đại tá Nông Minh Đức, Phó Giám đốc Công an, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Cao Bằng báo cáo tình hình tội phạm của tỉnh với đoàn công tác.

Theo Đại tá Nông Minh Đức, Phó Giám đốc Công an, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Cao Bằng: 9 tháng đầu năm nay, phạm pháp hình sự xảy ra 372 vụ (giảm 38 vụ so với cùng kỳ năm 2016). Tội phạm và các vi phạm về trật tự xã hội vẫn diễn biến phức tạp, hoạt động với tính chất manh động, táo bạo. Nguyên nhân chủ yếu của các loại tội phạm bắt nguồn từ mâu thuẫn cá nhân, ảnh hưởng của mạng internet, một số đối tượng là thanh thiếu niên do ham chơi, thiếu kiến thức về pháp luật, nổi lên một số vấn đề đáng quan tâm: Tội phạm giết người xảy ra 8 vụ (tăng 5 vụ so với cùng kỳ năm 2016), hành vi gây án manh động, côn đồ, hung hãn. Nguyên nhân là do mâu thuẫn cá nhân trong cuộc sống, vì tình ái, ghen tuông…

Bên cạnh đó, tội phạm xâm hại sức khỏe, danh dự, nhân phẩm như buôn bán người, hiếp dâm, đặc biệt là tôi phạm xâm hại tình dục trẻ em, hiếp dâm trẻ em xảy ra 7 vụ với diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Đáng chú ý, tội phạm mua bán người diễn biến phức tạp, với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Đối tượng chủ yếu là người trong tỉnh cấu kết với các đối tượng ngoài tỉnh, người Trung Quốc móc nối, lường gạt, cưỡng ép các nạn nhân bán sang Trung Quốc, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Cùng với đó, tội phạm và vi phạm luật về kinh tế, chức vụ: Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng cấm nhất là pháo nổ, hàng kém chất lượng xảy nhiều nhất ở khu vực biên giới, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, sản xuất kinh doanh và quyền lợi của người tiêu dùng.

Báo cáo của tỉnh cũng nêu tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy diễn biến phức tạp, thủ đoạn manh động. Đối tượng người Việt Nam cấu kết với đối tượng người Trung Quốc vận chuyển, tiêu thụ, đặc biệt có vụ vận chuyển heroin với số lượng lên tới gần trăm bánh, sử dụng vũ khí nóng chống trả các lực lượng chức năng. Việc trồng cây có chứa chất ma túy vẫn xảy ra ở một số địa bàn vùng sau vùng xa, vùng giáp biên… Số người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh có hồ sơ quản lý là 2.165 người. Người sử dụng ma túy tổng hợp (ma túy đá) tăng nhanh, xuất hiện nhiều trường hợp “ngáo đá” gây ra các hành vi vi phạm pháp luật… Qua rà soát, năm 2017 trên địa bàn có 83 đối tượng “ngáo đá”. Những điểm nóng về ma túy là TP Cao Bằng và huyện Trùng Khánh.

Đại diện Ủy ban MTTQ tỉnh Cao Bằng phát biểu tại buổi làm việc.

Đại diện Mặt trận Tổ quốc tỉnh Cao Bằng cho biết: Trong thời gian qua, Ủy ban MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên đã tích cực, chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng chỉ đạo, triển khai các chương trình phối hợp, Nghị quyết liên tịch, hướng dẫn của cấp trên và của Ban Chỉ đạo PCTC, TNXH và phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ gắn với các nội dung về phòng chống tội phạm với các cuộc vận động, các phong trào thi đua. Các hoạt động tuyên truyền được tổ chức với nhiều hình thức phù hợp, huy động được sự tham gia của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng. Đã phát được trên 6.0000 cuốn bản tin Công tác Mặt trận, tổ chức 216 buổi tuyên truyền về pháp luật và phòng, chống tội phạm với hơn 20.000 lượt người tham gia, tham gia hòa giải thành công 287 vụ việc tại cộng đồng dân cư, làm tốt công tác phối hợp vận động cảm hóa, giáo dục 12 đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng dân cư. Hiện nay 100% khu dân cư có hòm thư tố giác tội phạm, qua đó cung cấp được nhiều thông tin cho ngành chức năng.

Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đã tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm về tệ nạn xã hội. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân trong gia đình không phạm tội và mắc các tệ nạn xã hội. Hội cung cấp hàng ngàn cuốn tài liệu, tờ rơi truyền thông về phòng, chống mua bán người cho các huyện, thành phố và các xã trọng điểm có nguy cơ cao về mua bán người. Bên cạnh đó củng cố, duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của 15 câu lạc bộ phòng, chống tội phạm. Đồng thời còn tổ chức được nhiều cuộc truyền thông tại cộng đồng bằng hình thức sân khấu hóa, thu hút hàng ngàn người tham gia. Là tỉnh có đường biên dài, nên Hội có 157 tổ tự quản đường biên mốc giới, trước đây Trung ương đã nhân rộng trên toàn quốc, trên 50% tổ tực quản hoạt động hiệu quả.

Đại diện Hội Phụ nữ tỉnh Cao Bằng cho biết: Từ năm 2012 đến nay, đã có 27 trẻ em bị xâm hại, trong đó có 26 trẻ em nữ, 1 trẻ em nam. Riêng 6 tháng đầu năm 2017 đã nhận được thông tin 7 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Hội đã phối hợp với các sở, ban, ngành tham gia tuyên truyền vận động bảo vệ trẻ em; phối hợp với công an để tuyên truyền pháp luật tại các trường học về xâm hại tình dục trẻ em.

Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP của Chính phủ kết luận buổi làm việc.

Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh kết luận, qua kết quả làm việc, đoàn công tác đánh giá cao kết quả phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.  Chia sẻ với tỉnh Cao Bằng là tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài 300km, có đồng bào nhiều dân tộc sinh sống, giao thông khó khăn. Nhưng chúng ta đã triển khai được các nhiệm vụ, Ban Chỉ đạo của tỉnh đã đánh giá được công tác chỉ đạo, lãnh đạo triển khai.

“Xuất phát từ việc phòng, chống tội phạm không phải là việc riêng của ngành công an, nên chúng ta đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cấp ủy trong tỉnh đã lãnh đạo sâu sát, chính quyền quan tâm chỉ đạo thường xuyên. Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội, các lực lượng chức năng thường xuyên phối hợp với ngành công an tạo nên sự thống nhất từ công tác tuyên truyền giáo dục, đến điều tra xét xử trong công tác trấn áp tội phạm. Do đó nhận được sự đồng tình, thống nhất cao của quần chúng nhân dân”, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh chia sẻ. 

Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh đề nghị, tỉnh tiếp tục phát huy vai trò Mặt trận và các đoàn thể trong việc nâng cao nhận thức cho người dân. Bằng những mô hình câu lạc bộ, đội nhóm nhằm nắm bắt tư tưởng, giáo dục để hướng dẫn người dân thực hiện theo. Ngoài các mô hình thì còn rất nhiều các cuộc vận động, trong các cuộc vận động đều có tiêu chí xây dựng khu dân cư lành mạnh. Thực hiện tốt các tiêu chí đó sẽ hạn chế được tội phạm từ khu dân cư.

Phó Chủ tịch cũng lưu ý, các đơn vị chức năng xử lý nghiêm các loại tội pháp, nâng tỷ lệ giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tố giác tôi phạm lên 90% theo Nghị quyết của Quốc hội để an dân. Mở rộng, duy trì hình thức đối thoại và lắng nghe ý kiến của người dân, nhất là lực lượng công an, quân sự và biên phòng nhằm giúp nhân dân hiểu được chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phải làm cho phong trào này phát triển mạnh mẽ trên từng địa bàn và trong từng gia đình.

Liên quan đến công tác quy hoạch, đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh nhấn mạnh, cần tạo điều kiện giúp người dân có việc làm để ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó cần minh bạch, công khai giúp người dân hiểu những thông tin trong công tác quy hoạch, đầu tư phát triển kinh tế, tránh tranh chấp, khiếu kiện giữa nhân dân và chính quyền, không tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng, chia rẽ…

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản