Tin mới

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Cảnh sát cơ động

(Mặt trận) - Sáng 14/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Ba, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Cảnh sát cơ động với 454/474 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 91,16% tổng số đại biểu Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển 

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cảnh sát cơ động, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nêu rõ, về vị trí, chức năng của Cảnh sát cơ động (Điều 3), có ý kiến đề nghị làm rõ hơn tính đặc thù của Cảnh sát cơ động, làm rõ vai trò chủ trì, phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới, trên biển; đề nghị bổ sung quy định địa bàn, phạm vi hoạt động của Cảnh sát cơ động; bổ sung cụm từ “theo quy định của pháp luật” vào cuối nội dung điều luật.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, dự thảo Luật quy định vị trí của Cảnh sát cơ động là lực lượng vũ trang thuộc Công an nhân dân, với chức năng là lực lượng “nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang” bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và được quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, hoạt động trong dự thảo Luật. Đây chính là đặc thù và sự khác biệt của Cảnh sát cơ động so với các lực lượng khác trong Công an nhân dân. Phạm vi, địa bàn hoạt động của Cảnh sát cơ động trước hết phải theo quy định của Luật Công an nhân dân và được cụ thể hóa trong dự thảo Luật, đồng thời được phân định bởi các quy định của pháp luật có liên quan (như Luật Biên phòng Việt Nam, Luật Cảnh sát biển Việt Nam). Đối với các nhiệm vụ, quyền hạn do Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển chủ trì, Cảnh sát cơ động sẽ chỉ phối hợp thực hiện khi được yêu cầu tham gia giải quyết vụ việc.

Về ý kiến đề nghị bổ sung cụm từ “theo quy định của pháp luật”, theo Tổng Thư ký Quốc hội, để bảo đảm cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát cơ động, tránh lạm quyền, nhất là các nội dung có liên quan đến quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp, khoản 2 Điều 4 của dự thảo Luật đã quy định nguyên tắc hoạt động của cảnh sát cơ động là phải “Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam”. Theo đó, chức năng của cảnh sát cơ động đã được ràng buộc và điều chỉnh bởi Luật Công an nhân dân, các luật khác có liên quan và quy định tại Luật này. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho giữ như dự thảo Luật.

Về nhiệm vụ của cảnh sát cơ động (Điều 9), Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định cụ thể về nhiệm vụ chống bạo loạn, chống khủng bố vì đây là nhiệm vụ chủ yếu của cảnh sát cơ động. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, bạo loạn, khủng bố là những tình huống có tính chất nghiêm trọng và phức tạp, nên khi vụ việc xảy ra đòi hỏi phải xử lý nhanh chóng, linh hoạt, áp dụng các biện pháp công tác có tính chất nghiệp vụ đặc thù; đồng thời, phải tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống khủng bố. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội không quy định cụ thể việc thực hiện nhiệm vụ này trong dự thảo Luật.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản