Tin mới

Quốc hội thông qua Nghị quyết về tiếp tục thực hiện một số Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn

(Mặt trận) - Sáng ngày 29/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Sáu, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về tiếp tục thực hiện một số Nghị quyết của Quốc hội Khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến hết Kỳ họp thứ Tư về giám sát chuyên đề, chất vấn.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Chile

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, Hà Nam

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Gia Lai

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long 

Sau khi nghe Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về tiếp tục thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội Khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến hết Kỳ họp thứ Tư về giám sát chuyên đề, chất vấn, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết với 474/475 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 95,95% tổng số đại biểu Quốc hội.

Theo đó, Quốc hội thống nhất đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, các Bộ, cơ quan liên quan trong triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội Khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến hết Kỳ họp thứ Tư về giám sát chuyên đề, chất vấn. Việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội đã được các cơ quan triển khai nghiêm túc, có trách nhiệm, với nhiều giải pháp đồng bộ, tạo chuyển biến tích cực và đạt được kết quả cụ thể ở hầu hết các lĩnh vực, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm theo nghị quyết của Quốc hội. Tuy nhiên, việc triển khai một số Nghị quyết còn chậm, một số nội dung, chỉ tiêu trong các Nghị quyết chưa hoàn thành, chưa đạt yêu cầu, chậm chuyển biến hoặc còn khó khăn, vướng mắc, cần phải được khắc phục, tháo gỡ, giải quyết dứt điểm trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long 

Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ và toàn diện các Nghị quyết của Quốc hội Khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến hết Kỳ họp thứ Tư về giám sát chuyên đề, chất vấn, khắc phục những tồn tại, hạn chế, trong từng lĩnh vực.

Trong đó, tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện hiệu quả các giải pháp tạo môi trường đầu tư thông thoáng, bình đẳng, thuận lợi để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, ngân sách nhà nước. Đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện kết nối Cơ sở dữ liệu tài sản công chuyên ngành với Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công, bảo đảm việc khai thác dữ liệu của các cơ quan dân cử; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công, đặc biệt là công tác đấu thầu mua sắm tài sản công; sớm ban hành hoặc đề xuất ban hành các chính sách và giải quyết dứt điểm các tài sản công dôi dư sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Hoàn thiện pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại và xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; nhất là cơ chế khuyến khích nhà đầu tư tham gia xử lý tài sản bảo đảm và mua bán nợ xấu.

Đối với lĩnh vực công thương, Quốc hội yêu cầu khẩn trương ban hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia; bảo đảm an ninh năng lượng, cung cấp đủ điện, xăng, dầu cho sản xuất và tiêu dùng. Bố trí đủ nguồn lực, phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành việc cấp điện cho người dân, kể cả vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo. Khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện quy định về phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp năng lượng tái tạo. Triển khai các giải pháp hỗ trợ phát triển các loại hình khu công nghiệp mới; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa; tận dụng các thị trường hiện có, tiếp tục khai thác các thị trường mới tiềm năng; xây dựng Bộ tiêu chí xác định sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam; ngăn chặn hiệu quả tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

 

Đối với lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quốc hội yêu cầu năm 2024 phải hoàn thành rà soát, phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp. Giải quyết dứt điểm việc chậm chi trả kinh phí khoán bảo vệ rừng, hoàn thành trong Quý I.2024; nghiên cứu nâng định mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng phù hợp với thực tiễn và điều kiện ngân sách; phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng, tạo việc làm, sinh kế dưới tán rừng. Sắp xếp, di dời, bố trí lại dân cư vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, ảnh hưởng thoát lũ hoặc vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của thiên tai bảo đảm an toàn, phù hợp với điều kiện kinh tế, tập quán, văn hóa và sinh kế cho người dân.

Đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường, Quốc hội yêu cầu trong năm 2024 cần hoàn thành phê duyệt Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; ban hành các quy chuẩn quốc gia về môi trường và quy định về hoạt động lấn biển. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; khẩn trương ban hành Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phương án tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025.

Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai các giải pháp mở rộng bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và quản lý, sử dụng hiệu quả Quỹ bảo hiểm y tế. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị trong công tác xây dựng và thực thi pháp luật. Triển khai nghiêm túc, hiệu quả chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm, kịp thời thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng. Tăng cường công tác kiểm toán việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xử lý nghiêm các sai phạm trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm toán nhà nước và việc thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán...

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản