Tin mới

Sai lầm và sự ganh đua giữa Mỹ và Trung Quốc trong chống dịch Covid-19

Cả hai cường quốc này đã có những sai lầm lúc đầu trong cuộc chiến chống Covid-19. Mỹ và Trung Quốc tiếp tục cạnh tranh cả trong quá trình này.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Phản ứng trước đại dịch Covid-19 trong giai đoạn đầu

Mỹ và Trung Quốc đã phạm nhiều sai lầm trong giai đoạn đầu chống dịch Covid-19. Cả hai quốc gia này lúc đầu đều đánh giá thấp mối nguy hiểm từ dịch Covid-19, khiến dịch bệnh có điều kiện bùng phát mạnh.

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc trong cuộc chiến chống Covid-19. Ảnh: Brookings.

Ở Trung Quốc, nhiều sai lầm từ đại dịch SARS đã bị lặp lại. Còn ở Mỹ, Tổng thống Trump dường như bận tâm đến cuộc bầu cử vào tháng 11 năm nay và cho rằng thông tin về đại dịch Covid-19 chỉ là sự phóng đại, từ đó ông không huy động kịp thời trang thiết bị và nhân lực y tế để chặn đứng dịch ngay từ đầu.

Tuy nhiên Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau đó đã quyết tâm hành động để thay đổi tình hình, và cho đến nay có vẻ như đã nhanh tay hơn Tổng thống Mỹ Donald Trump trong ứng phó với Covid-19.

Nước Mỹ có lợi thế là có thêm thời gian chuẩn bị do dịch xảy sau Trung Quốc. Thế nhưng, tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Mỹ hiện nay còn nghiêm trọng hơn cả ở Trung Quốc cả về số ca nhiễm lẫn số ca tử vong do bệnh này.

Bonnie Glaser, chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ cho rằng Tổng thống Trump ban đầu đã quá lo lắng về thị trường chứng khoán hơn là lo chống dịch bảo vệ dân.

Theo chỉ số Soft Power 30 thì năm 2019, quyền lực mềm của Mỹ đã bị tụt xuống vị trí thứ 5 trên toàn cầu, trong khi vị trị của họ năm 2016 (trước thời điểm ông Trump lên làm Tổng thống) là số 1 toàn cầu.

Trong khi đó, cùng năm 2019, Trung Quốc vươn lên vị trí số 27 nhờ vào các hoạt động văn hóa, thể thao, và giáo dục của nước này.

Cạnh tranh hình ảnh quốc tế trong cuộc chiến chống Covid-19

Trước thực tế này, Mỹ dường như muốn thay đổi tình hình khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vào cuối tháng 3 này công bố thêm 274 triệu USD trợ giúp y tế và cứu trợ thảm họa cho các nước có nguy cơ cao nhất thế giới.

Ông Pompeo nói rằng Mỹ sẽ tiếp tục dẫn dắt cuộc chiến toàn cầu chống lại virus gây bệnh Covid-19. Ông nói thêm rằng Mỹ là quốc gia viện trợ nhân đạo lớn nhất thế giới và sẵn sàng đón nhận các khoản quyên góp của nước ngoài nếu không bị gắn điều kiện rằng buộc.

Jude Blanchette, một chuyên gia của CSIS, cho rằng phản ứng này từ phía Mỹ là thụ động, đi sau các nước và nếu Mỹ có phản ứng này sớm hơn thì sẽ được đánh giá tích cực hơn.

Nhưng Trung Quốc cũng bị đánh giá là đã quá đà trong phản ứng với Mỹ. Vì phía Trung Quốc đã tung ra giả thuyết về việc Mỹ đã đưa virus SARS-CoV-2 vào Vũ Hán (Trung Quốc).

Động thái này của Trung Quốc đã vấp phải phản ứng tức giận từ phía Washington. Ngoại trưởng Mỹ  Pompeo đã tố Bắc Kinh là tung tin lạ đời. Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc còn đăng lên mạng xã hội Twitter tuyên bố chưa được chứng minh về việc Italy là nơi… dịch Covid khởi phát.

Jessica Chen Weiss, giáo sư tại Đại học Cornell, cho rằng đây là một điều lạ vì Trung Quốc đã công kích Mỹ theo đúng phong cách của ông Trump.

Chuyên gia Blanchette cho rằng tuyên truyền của Trung Quốc ra nước ngoài chỉ có hiệu lực nhất khi đi kèm với các lợi ích vật chất.

Về việc viện trợ hàng, một số chuyên gia cho rằng “ngoại giao khẩu trang” của Trung Quốc chỉ mang tính ngắn hạn và mang tính trao đổi.

Trong trường hợp cứu trợ Italy, mặc dù Bắc Kinh ồn ào ca ngợi động thái cứu trợ đó nhưng Lucrezia Poggetti – một nhà phân tích tại Viện nghiên cứu Trung Quốc Lucrezia Poggetti của Đức cho rằng hàng của Trung Quốc chỉ đơn giản là được đem bán hoặc cung cấp theo dạng tặng để đáp lại Hội Chữ Thập Đỏ Italy đã giúp đỡ họ tương tự trước đó.

Trong khi đó, các gói viện trợ khẩu trang và bộ kit xét nghiệm Trung Quốc gửi tới Tây Ban Nha, Hà Lan, và Thổ Nhĩ Kỳ đã được thông báo là có lỗi về mặt chất lượng.

Josep Borrell, điều phối viên chính sách đối ngoại và an ninh hàng đầu của Liên minh châu Âu, lo ngại rằng Trung Quốc đang tranh thủ gửi đi thông điệp rằng mình là một đối tác có trách nhiệm và đáng tin cậy. Còn Đại sứ Trung Quốc tại Hà Lan, Xu Hong, phủ nhận chuyện gây ảnh hưởng chính trị và khẳng định Trung Quốc đơn giản là đang nỗ lực cứu sinh mạng con người.

Khu vực châu Phi có vẻ rất nhiệt tình đón nhận sự trợ giúp từ Trung Quốc, nhưng đó là do họ không quan tâm ai là nhà cung cấp viện trợ./.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản