Tin mới

Tại sao không kiểm tra trình độ ngoại ngữ của ứng viên giáo sư, phó giáo sư?

Đây là “hiến kế” của nhiều chuyên gia về đợt rà soát hồ sơ giáo sư, phó giáo sư được công nhận đạt chuẩn năm 2017.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

Đã phát hiện ra ứng viên phó giáo sư chưa đủ chuẩn. Ảnh minh họa:VTV

Theo một hội đồng ngành, qua quá trình rà soát đã phát hiện ra hồ sơ của 1 ứng viên phó giáo sư – hiện công tác tại một trường đại học - chưa đủ tiêu chuẩn theo các quy định hiện hành nhưng vẫn được công nhận đạt chuẩn trước đó.

Trong khi đó, một số ứng viên phó giáo sư đang công tác tại một trường đại học lớn ở TPHCM cũng có đơn “tố” không đạt chuẩn mà vẫn được công nhận.

Chiều nay, 27.2, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước sẽ họp về kết quả rà soát ứng viên giáo sư, phó giáo sư vừa được công nhận năm 2017 với sự chủ trì của Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước - Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ. Tất cả những trường hợp trong diện phải rà soát lại, hồ sơ không đạt chuẩn hoặc có đơn “tố” sẽ được các thành viên của hội đồng xem xét kỹ lưỡng trong cuộc họp này.

Trường hợp phát hiện không đủ chuẩn sẽ không được công nhận chức danh theo tinh thần chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước.

Cuộc họp này sẽ không có sự tham dự của báo chí, nhưng sau đó kết quả rà soát sẽ được công khai trên các phương tiện truyền thông.

Theo GS-TSKH Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, có thể sẽ thêm một vài người ở một số hội đồng ngành, liên ngành không đạt được tiêu chí chức danh GS, PGS, nhưng con số này sẽ chiếm không nhiều.

Những trường hợp không đạt có thể là do công trình thẩm định không chính xác, hoặc nhập nhằng giữa bài báo khoa học công bố ở trong nước với bài báo được tạp chí quốc tế có uy tín.

Để kết quả rà soát được chính xác và khách quan, ông cho rằng nên thành lập một hội đồng lâm thời gồm các GS đầu ngành ở các trường ĐH, viện nghiên cứu có uy tín để tiến hành rà soát độc lập. Sau khi rà soát xong, hội đồng lâm thời này sẽ được giải thể. Còn nếu giao cho Hội đồng ngành, liên ngành hiện tại rà soát, sẽ chưa thể thuyết phục được giới khoa học, bởi không dễ để các hội đồng này tự nhận mình làm sai.

Ngoài ra, có một số ý kiến cho rằng tiêu chuẩn công nhận chức danh GS, PGS hiện hành còn quá thấp, đều chưa yêu cầu bắt buộc đối với ứng viên GS, PGS phải có bài báo đăng trên tạp chí quốc tế, nên phần lớn ứng viên bị rà soát sẽ vẫn “đạt chuẩn”.

Tiến sĩ Hồ Bất Khuất - giảng viên Khoa báo chí Trường Đại học Vinh (Nghệ An) - hiến kế: Trong quá trình ra soát ứng viên GS, PGS, không cần xem lại hồ sơ về những bài báo khoa học và sách mà chỉ tập trung sát hạch ngoại ngữ là đủ.

Bởi trong Quyết định số 174 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư có một tiêu chí đó là sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh. Giờ chỉ cần sát hạch ngoại ngữ sẽ biết ngay ứng viên giáo sư, phó giáo sư nào đạt chuẩn và ai không đạt.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản