Tin mới

Tăng cường vai trò của Mặt trận trong công tác giám sát về môi trường

(Mặt trận) - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Bùi Thị Thanh đề nghị, tỉnh Hải Dương cần tiếp tục quan tâm tới công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về khai thác khoáng sản; tăng cường vai trò của MTTQ và các đoàn thể trong việc giám sát công tác bảo vệ môi trường, nhất là ở khu vực nông thôn. Tỉnh cũng cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường…

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 7/9, tại tỉnh Hải Dương, đoàn giám sát của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Hải Dương về việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu 2018.

Tại buổi làm việc, ông Lương Văn Cầu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho biết, giai đoạn 2014-2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh đã cấp 7 giấy phép, gia hạn 9 giấy phép khai thác khoáng sản trên địa bàn. Sở Tài nguyên và Môi trường đã thẩm định hồ sơ và cấp mới 149 sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại… Toàn tỉnh có 7 trong tổng số 10 khu công nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Năm 2011, UBND tỉnh đã cấp kinh phí xây dựng 1.160 bể chứa vỏ thuốc bảo vệ thực vật. UBND tỉnh đã chấp thuận phương án xử lý nước thải của Bệnh viện Đa khoa tỉnh bằng hệ thống xử lý nước thải di động. Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến thực phẩm tập trung đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Công tác bảo vệ môi trường khu vực nông thôn được quan tâm, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo triển khai Đề án “Thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020”. Từ năm 2014 đến nay, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tổ chức 22 cuộc thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý 11 tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác khoáng sản với tổng số tiền gần 1,3 tỷ đồng; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại 628 cơ sở, tham mưu cho UBND tỉnh xử phạt 212 cơ sở vi phạm với số tiền hơn 5 tỷ đồng…

Tại buổi làm việc, các thành viên trong đoàn giám sát của Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh và các cơ quan chuyên môn của tỉnh đã trao đổi, làm rõ gần 20 nội dung như: Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của doanh nghiệp trong khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường. Việc cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Thực trạng, việc giải quyết những “điểm nóng” về khai thác cát trái phép. Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý rác thải, nước thải trên địa bàn tỉnh. Việc xử lý chất thải trong chăn nuôi. Kết quả phối hợp và hỗ trợ của ngành Tài nguyên và Môi trường với việc xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường” do Uỷ ban MTTQ tỉnh chủ trì…

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh ghi nhận những kết quả mà tỉnh Hải Dương đã đạt được trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đối khí hậu. Hoan nghênh tỉnh đã thẳng thắng nhìn nhận, chỉ rõ được những tồn tại, hạn chế, đồng thời xác định được những giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh đề nghị tỉnh tiếp tục quan tâm tới công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về khai thác khoáng sản. Tăng cường vai trò của MTTQ và các đoàn thể trong việc giám sát công tác bảo vệ môi trường, nhất là ở khu vực nông thôn; tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp và người dân. Quan tâm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quản lý khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường. Cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh nhưng phải bảo đảm môi trường, không làm ảnh hưởng tới người dân; tăng cường công tác đối thoại giữa lãnh đạo và doanh nghiệp với người dân về công tác bảo vệ môi trường... Đoàn giám sát cũng tiếp thu các kiến nghị của tỉnh để phản ánh tới các cơ quan có thẩm quyền của Trung ương.

Trước đó, chiều 6/9, đoàn đã giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu đã làm việc tại Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hoàng Thạch, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh đề nghị Công ty tiếp tục quan tâm cải thiện môi trường lao động, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ tai nạn lao động; kịp thời thông báo kết quả quan trắc môi trường đến các cơ quan quản lý nhà nước, công khai tới nhân dân; tăng cường đối thoại với người dân nhằm tạo môi trường hài hòa, ổn định…

Báo cáo của Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hoàng Thạch cho hay, đơn vị thực hiện quan trắc môi trường 2 lần/năm, giám sát khí thải 4 lần/năm. Công ty đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung với công suất 150 m3/ngày đêm. Công nghệ sản xuất xi măng được thiết kế bảo đảm các loại khí thải chính sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu nhỏ hơn nhiều so với quy chuẩn cho phép. Mỗi năm, Công ty chi từ 5-10 tỷ đồng cho công tác bảo vệ môi trường.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản