Tin mới

Tăng tính chủ động, chuyên nghiệp trong hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(Mặt trận) - Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, Ủy ban Pháp luật tán thành với sự cần thiết sửa đổi Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để đáp ứng yêu cầu đổi mới theo tinh thần trong các Văn kiện của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, góp phần tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và phát huy dân chủ, tăng tính chủ động, chuyên nghiệp trong hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội. Đồng thời, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với quy định mới của các luật, Nghị quyết có liên quan; khắc phục những bất cập phát sinh trong thực tiễn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp

Chiều 16/2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (sửa đổi).

Cập nhật, sửa đổi, bổ sung một số vấn đề, quy trình, thủ tục

Theo Tờ trình dự thảo Nghị quyết ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (sửa đổi) do Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày, việc sửa đổi Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội 2015 nhằm hoàn thiện quy định về quy trình, thủ tục thực hiện thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; cải tiến quy trình, cách thức tổ chức phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đổi mới về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; kịp thời xử lý các vấn đề thực tiễn đặt ra để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác chỉ đạo, điều hành nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trên cơ sở nghiên cứu, rà soát và đề xuất, kiến nghị của các cơ quan hữu quan, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, Văn phòng Quốc hội nhận thấy cần sửa đổi, bổ sung khoảng 49/74 điều trong Quy chế năm 2015. Nội dung phần lớn là cập nhật, sửa đổi, bổ sung một số vấn đề, quy trình, thủ tục để bảo đảm khắc phục việc thiếu quy định xử lý những vấn đề thực tiễn đặt ra, phù hợp với tình hình triển khai các hoạt động trong thực tế và thống nhất với các quy định tại một số luật mới ban hành.

Không quy định thẩm quyền mới của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, Ủy ban Pháp luật tán thành với sự cần thiết sửa đổi Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để đáp ứng yêu cầu đổi mới theo tinh thần trong các Văn kiện của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, góp phần tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và phát huy dân chủ, tăng tính chủ động, chuyên nghiệp trong hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; bảo đảm đồng bộ, thống nhất với quy định mới của các luật, nghị quyết có liên quan; khắc phục những bất cập phát sinh trong thực tiễn.

Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với 3 nhóm quan điểm chỉ đạo việc sửa đổi Quy chế như nêu trong Tờ trình của Văn phòng Quốc hội; đồng thời đề nghị nhấn mạnh việc sửa đổi Quy chế lần này cần tập trung nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung những nội dung nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong bối cảnh đổi mới chung của hệ thống chính trị, đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng Quốc hội điện tử, thích ứng linh hoạt, hiệu quả trong những hoàn cảnh đặc biệt, trước các diễn biến phức tạp chưa có tiền lệ như đại dịch Covid 19… Bên cạnh đó, để phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Quy chế, đề nghị xác định rõ quan điểm là Quy chế không quy định thẩm quyền mới của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà chỉ quy định trình tự, thủ tục cụ thể để thực hiện các thẩm quyền đã được quy định trong các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và phải bao quát đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cũng như phương thức, cách thức xử lý các công việc nội bộ, hành chính.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản