Tin mới

Tết xưa qua sách nay

Ngày nay, giữa những bộn bề và rất nhiều thay đổi của cuộc sống, khó ai hình dung được những cái Tết cách đây cả thế kỷ đã diễn ra như thế nào. Những trang khảo cứu, mà gần đây nhất là hai cuốn “Hội hè lễ nghi” của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên và “Tập tục đời người” của nhà nghiên cứu, họa sĩ Phan Cẩm Thượng do Nhã Nam mới xuất bản, đã phần nào bóc tách những lớp thông tin lâu nay bị phủ mờ bởi lớp bụi thời gian.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Trong “Hội hè lễ nghi”, cụ Nguyễn Văn Huyên viết: “Thực tế, việc chuẩn bị cho Tết bắt đầu ngay sau ngày cúng thần bếp, ngày 23 tháng Chạp. Hôm đó, Táo quân, thần trong coi đời sống của gia đình mà ngài che chở và giám sát, lên trời để tâu trình tỉ mỉ với Ngọc Hoàng về cách ăn ở của mọi người trong gia đình trong năm qua…

Cuộc khởi hành của các thần bếp phát tín hiệu cho mọi người chuẩn bị Tết. Ai cũng tìm cách bán tất cả các hàng họ có thể để trang trải dứt khoát các khoản nợ. Vì cũng cần phải thanh toán, trước giờ cuối của năm, các nợ nần, nếu không thì bọn chủ nợ sẽ cho lũ “nặc nô” cả trai lẫn gái để quát tháo và ở lì nhiều ngày…”

Tác giả mô tả: “… Tháng Chạp âm lịch là thời kỳ hoạt động kinh tế khẩn trương. Việc mua bán phát triển một cách lạ thường ở tất cả các chợ trong nước. Nếu như trong năm, người ta có rất ít nhu cầu thừa, và nếu như người ta chỉ ăn một suất ít ỏi, thường dưới mức tối thiểu mà cơ thể đòi hỏi, thì trong ngày Tết, người ta cố gắng để ăn no nên hơn bình thường. Hơn nữa, đấy là thời kỳ trao đổi quà biếu: kẻ dưới biếu xén người trên, ông lớn ban cho kẻ thuộc hạ, người ngang hàng gửi cho nhau kẹo mứt. Ai nấy đều coi là vinh dự việc chi tiêu hào phóng và biếu xén bạn bè thân thích cái để “ăn Tết” và cúng tổ tiên cho tươm tất”.

Cụ già bán trầu cau trong phiên chợ ở làng So, Quốc Oai.

Trong “Hội hè lễ tết” của cụ Nguyễn Văn Huyên, có nhiều nét của Tết, cũng như không khí nhộn nhịp háo hức của những ngày trước Tết vẫn còn cho đến nay. “Phố phường có dáng vẻ rất nhộn nhịp và rất đẹp mắt. Góc nhỏ nhất cũng bị những người bán hoa, cây xanh, tranh dân gian, thực phẩm… chiếm mất”. Rồi “củ thủy tiên nở đúng bông hoa đầu tiên trong đêm giao thừa, cái cây trĩu quả đỏ, cành đào hoặc hải đường với vô số nụ hồng hay đỏ… Bên trong mỗi ngôi nhà cần phải có bầu không khí nhuốm màu sắc rực rỡ là biểu tượng của hạnh phúc, điềm báo trước những sự kiện tốt lành, và những lá bùa có thể xua đuổi ma quỷ cùng các ảnh hưởng độc hại”.

Hình ảnh ông đồ cũng được cụ mô tả rất kỹ: “Các ông đồ nghèo, trong mười ngày trước Tết, thuê các mặt cửa hàng hay vỉa hè trước đó, hoặc góc một phố, để bán những băng giấy đỏ, đôi khi rắc phấn vàng hay bạc, những tấm biển trang trí hoa mà trên đó họ viết những câu đối hay những hoành phi nói đến mùa xuân..., đến gia đình hoặc chí hướng người chủ. Họ cũng thường viết trên mảnh giấy người ta đưa để lấy một khoản tiền nhỏ… Cả hiện nay nữa, mặc dầu việc dạy chữ Hán đã bị bỏ, ngay tại Hà Nội là nơi ảnh hưởng phương Tây chiếm ưu thế, dọc các đường phố lớn dẫn đến chợ Đồng Xuân, ta vẫn luôn luôn thấy, giống như xưa kia, những ông đồ nghèo khốn khổ run rẩy trong tấm áo bông dài, ngồi xổm trên chiếu, đang bán những chữ Hán cuối cùng của họ, những chữ mà đối với nhiều người đã trở nên câm lặng, không nói lên một điều gì nữa”.

Không khí chuẩn bị trong mỗi gia đình được mô tả rất cụ thể: “… đầy tớ cùng thanh niên lau dọn toàn bộ nhà cửa sạch sẽ. Người ta cho rửa đồ thờ bằng gỗ, đánh bóng lại đồ thờ bằng đồng hay thiếc. Người ta cho thay tro của bát hương, cắm nến mới vào cây đèn nến, lau chỗ trong cùng của cây nến, rửa bài vị bằng nước rễ cây thơm… Trong bếp, người ta thay các viên gạch dùng làm kiềng và vứt xuống con sông gần đó.”

Việc mua bán, sắm sửa cho Tết cũng được ông mô tả đầy sinh động: “Đàn bà đi chợ sắm sửa mọi thứ: thịt, cá, quả, rau… vì trong ba ngày Tết, chợ búa và cửa hàng đều đóng cửa, ít nhất là ở nông thôn, và mọi ngành nghề đều nghỉ việc. Người ta kho mắm hay kho tương những nồi thức ăn truyền thống như cá, thịt bò và thịt lợn béo. Người ta muối hành hoặc dưa trước một tháng. Người ta mua hoặc gói lấy những chiếc bánh chưng vuông vức theo hình quả đất được quan niệm là vuông, gồm một lớp ngoài gạp nếp dày, bên trong có đỗ giã nhỏ bọc những miếng thịt lợn mỡ”.

Dựng cây nêu Tết ở đình So, Quốc Oai.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên “gói ghém” lại công việc chuẩn bị cho Tết bằng việc dựng cây nêu: “Đấy là một cây tre dài năm sáu mét, được tước hết các cành, nhưng có để lại ở ngọn những cụm lá hoặc buộc vào đó một túm lông gà trống, một mớ lá đa hay lá cây vạn niên thanh. Gần đỉnh có treo một cái vòng tre, có buộc những con cá nhỏ, những chiếc chuông con và khánh bằng đất sét nung phát ra một âm thanh nhẹ và êm khi gió thổi. Dưới cái vòng này có buộc một cái mũ thần, những thoi vàng bằng giấy, những miếng trầu, lá dứa hoặc cành xương rồng gai. Ở đỉnh còn treo một cái đèn thắp ban đêm. Cây nêu được làm như vậy chỉ đúng đường cho tổ tiên trở về ăn Tết trong gia đình những người đang sống…”

Bánh chưng Tết.

Còn nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng mô tả Tết Nguyên đán trong cuốn “Tập tục đời người” như sau: “Trong suốt tháng Chạp, người ta lo làm ăn những vụ cuối cùng, vun vén công nợ, nhà cửa chuẩn bị đón năm mới. “Đầu năm mua muối, cuối năm mua than” là một tập tục. Than là đen đủi, nên những lò gốm, những nơi làm việc gì đó cần đun nấu nhiều phải tích ngay từ tháng chạp, sang đầu năm mới sẽ không mua nữa. Qua giao thừa những người bán muối sẽ đi bán rong, và người ta sẽ mua để cầu, muối mặn thể hiện sự đằm thắm, phúc hậu. Đến ngày 23 tháng Chạp coi như các vụ việc làm ăn và gia đình phải tươm tất làm lễ cúng ông Công ông Táo…”

Trong sách, nhà nghiên cứu cho biết: “Đối với người Việt Nam, cái tết cũng có thể coi như bắt đầu từ lễ cúng ông Công, ông Táo. Gắn với nó là lễ trừ tịch 30 tháng Chạp. Người Việt cũng thường gồm hai tiết này vào tết Nguyên đán. Ngày 23 tháng Chạp cúng ông Công, ông Táo lên chầu trời, đêm cuối cùng của năm cúng trừ tịch và gia tiên, có nghĩa là ngày trừ khử ma quỷ”.

Toàn bộ công việc chuẩn bị Tết cũng được tác giả Phan Cẩm Thượng mô tả rõ: “Trước ngày 30, người ta đi thăm hỏi họ hàng, thân hữu, nhất là bề dưới phải đi biếu xén bề trên, con rể thăm biếu bố vợ, học trò đến tết thầy, dân thường có ơn huệ đến tết quan lại… Ngày 29/30 gói và nấu bánh chưng, làm cỗ cúng trời đất, tổ tiên đêm giao thừa. Qua giao thừa đi ra đường hái lộc, mùng một năm sớm, kiêng quét nhà và có tục xông đất, rồi đi thăm gia đình bên vợ. Từ ngày mùng 2, đi chơi thăm hỏi họ hàng, hàng xóm, đi vãng đền chùa. Mùng ba trở đi, tùy ngày có thể hóa vàng, kết thúc tết. Thời xưa, tết Nguyên đán kéo dài suốt tháng giêng. Tục ngữ: Tháng giêng là tháng ăn chơi…”

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản