Tin mới

Thi cử thay đổi năm này qua năm khác khiến học sinh, phụ huynh rất vất vả

Nhiều ý kiến cho rằng, việc đổi mới giáo dục cho phù hợp nhưng cũng rất cần sự ổn định. Việc thay đổi thi cử liên tục khiến cho phụ huynh và học sinh rất vất vả.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

 Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu. Ảnh Q.H

Chiều nay (8.8), tiếp tục chương trình làm việc phiên họp 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).

Liên quan đến vấn đề thi cử, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nói: “Chúng ta trước đây học cả phổ thông và đại học mà đều thấy tốt. Lúc đó, đất nước còn nhiều khó khăn, trình độ năng lực, phương tiện và điều kiện vật chất cho thi cử khó khăn hơn chứ, mà làm tốt. Giờ cái gì cũng hơn nhưng cứ thế, năm này qua năm khác cứ thay đổi, phụ huynh rất vất vả trong chuyện này”.

Ông Uông Chu Lưu đề nghị từ thực tiễn vừa rồi cần tiếp tục tổng kết, đánh giá, nghiên cứu lại kỳ thi, lấy thêm ý kiến để chọn ra giải pháp tạo sự ổn định.

“Đây là dự án luật quan trọng, tác động lớn mọi đối tượng và toàn xã hội, được nhân dân, cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm. Những vấn đề lớn, chính sách cụ thể ở đây cần thêm thời gian phân tích, đưa ra giải pháp khả thi trong điều kiện bối cảnh kinh tế xã hội nước ta” – ông Lưu nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng: “Sau khi xảy ra tiêu cực thi cử vừa rồi, nhân dân rất quan tâm luật này. Không thể không lấy ý kiến rộng rãi vì vấn đề “đụng” tới từng nhà. Từ dự án luật sửa đổi một số điều thành dự án luật sửa đổi toàn diện nên giao Chính phủ tổ chức lấy ý kiến nhân dân, sau đó tổng hợp, hoàn thiện trình Quốc hội".

 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh Q.H

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý về việc thi cử, tuyển sinh: “Đổi mới là cần thiết nhưng cần ổn định, đừng năm nào được năm đấy”.

Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh thêm là không thể phủ nhận nỗ lực, thành quả của nền giáo dục Việt Nam. Các ý kiến nêu lên để hướng tới cái tốt hơn chứ không phải phủ nhận những thành quả đã đạt được. Do đó cần đánh giá công bằng chứ đừng lấy một việc tiêu cực để đánh giá chung.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản