Tin mới

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương triển khai thực hiện quy hoạch báo chí

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương triển khai thực hiện quy hoạch báo chí theo kết luận của Bộ Chính trị và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng.

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba

Sáng 8/9, tại trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt của Bộ và các đơn vị trực thuộc. Cùng dự có ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt của Bộ TT&TT và các đơn vị trực thuộc.

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông kiêm Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, thời gian qua, lĩnh vực công nghệ, công nghiệp thông tin và truyền thông, điện tử viễn thông đã đóng góp lớn vào nền kinh tế với doanh thu toàn ngành năm 2017 là 100 tỷ USD.

Với lĩnh vực viễn thông, cả nước đã có gần 1 triệu km cáp quang đã được triển khai đến tận thôn, bản, xã, phường của 63/63 tỉnh/thành phố trên cả nước và Việt Nam trở thành một trong những nước có tỷ lệ cáp quang hóa cao nhất thế giới. Sóng di động đã phủ tới 99,5% dân số, trong đó vùng phủ 3G, 4G phục vụ 98% dân số.  

Hạ tầng viễn thông của Việt Nam đã sẵn sàng cung cấp kết nối dung lượng, chất lượng cao đáp ứng cho ứng dụng IoT trên nền tảng mạng 4G, 5G. Ngành công nghiệp điện tử, viễn thông nội địa đang được chú trọng thúc đẩy. Mục tiêu của Việt Nam là trở thành một trong 10 nước có mạng viễn thông phát triển nhất thế giới. Còn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đây là một ngành kinh tế lớn và chủ lực của Việt Nam với trên 28.000 doanh nghiệp, 900.000 lao động.  

Trong việc triển khai Chính phủ điện tử, Bộ cùng Văn phòng Chính phủ là 2 hạt nhân triển khai xây dựng Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử, nâng cao Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam.

Phát biểu tại buổi làm việc, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đề nghị Bộ tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực thông tin truyền thông nhằm khắc phục một số hạn chế hiện nay như tình trạng vi phạm tôn chỉ mục đích của các cơ quan báo chí; bất cập trong hoạt động của các trang tin điện tử, công ty công nghệ cung cấp thông tin và công ty truyền thông; tồn tại trong vấn đề tên miền; việc xử lý sai phạm chưa đủ sức răn đe…

Ông Võ Văn Thưởng cũng đề nghị Bộ khẩn trương thực hiện quy hoạch báo chí nhằm tạo điều kiện để các cơ quan báo chí thực hiện tốt hơn nhiệm tuyên truyền chủ trương, đường lối Đảng, Nhà nước. Xây dựng chính sách “kinh tế báo chí”, “kinh tế xuất bản” phù hợp để tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí, các nhà xuất bản hoạt động thuận lợi hơn.

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương triển khai thực hiện quy hoạch báo chí.

Kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Bộ Thông tin và Truyền thông cần làm tốt vai trò, trách nhiệm được giao để đóng góp vào khát vọng của dân tộc, trong đó có lĩnh vực công nghệ, báo chí, thực hiện khát vọng trở thành cường quốc về công nghệ.

Thủ tướng đánh giá cao những đóng góp của ngành Thông tin và truyền thông trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời gian qua, trong đó báo chí cách mạng có đóng góp quan trong vào sự phát triển đất nước; ngành có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ lớn chủ lực. Bộ cùng các Bộ, ngành khác đã tham mưu Chính phủ kịp thời đón bắt thời cơ cách mạng công nghiệp 4.0. Thủ tướng cũng đánh giá Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã đoàn kết, thống nhất, tập hợp lực lượng khoa học công nghệ và doanh nghiệp, một lực lượng quan trọng đối với sự phát triển đất nước.

Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế của ngành, như quản lý báo chí, mạng xã hội còn nhiều hạn chế, bất cập; tình trạng báo chí bị thương mại hóa với việc đăng tải thông tin, hình ảnh thiếu văn hóa, thiếu nhân văn và phản giáo dục. Việc phân bổ băng tần viễn thông phục vụ phát triển, hoàn thiện chất lượng dịch vụ mạng 4G, tiến tới 5G còn lúng túng, chậm trễ (tốc độ mạng 4G tại Việt Nam đứng thứ 75 trên thế giới)...  

Do đó trong thời gian tới, Thủ tướng cho rằng, nhiệm vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông là rất nặng nề, nhất trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và Việt Nam tiến tới một nền kinh tế số, xây dựng Chính phủ điện tử và Chính phủ số. Thủ tướng cho rằng, nhiệm vụ quan trọng là phải đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật (IoT), tự động hóa, robot, dữ liệu lớn… Trên tinh thần đó, Thủ tướng nhấn mạnh, việc đổi mới tư duy về quản trị nhà nước không chỉ thúc đẩy sự phát triển công nghệ mà còn phải bảo vệ cuộc sống của người dân an toàn trong không gian số.

Nêu rõ chuyển đổi số phải là nền tảng đi sâu vào mọi ngành, lĩnh vực, tổ chức, doanh nghiệp của cả khu vực công và tư, Thủ tướng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông phải giữ vai trò dẫn dắt công tác này; đi đầu trong đổi mới tư duy, thử nghiệm những cách làm mới, chủ động đề xuất cơ chế chính sách có tính đột phá, cùng các bộ, ngành liên quan tích cực hợp tác, hỗ trợ để nước ta có thể trở thành một trong những nước đi đầu trong cách mạng công nghiệp 4.0.

Nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng của Bộ là công tác quản lý báo chí, Thủ tướng chỉ đạo Bộ cần khẩn trương triển khai thực hiện quy hoạch báo chí theo kết luận của Bộ Chính trị và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Theo đóBộ cần phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương trong việc chỉ đạo, định hướng thông tin báo chí, thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, bảo đảm khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách cũng như có các biện pháp mới mạnh mẽ hơn của Chính phủ và các cấp, các ngành trong phát triển kinh tế, giữ gìn quốc phòng an ninh, đối ngoại, chống tham nhũng, những vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Đi liền với đó là đấu tranh phản bác đối với những luận điệu xuyên tạc, thông tin xấu độc; xử lý nghiêm các vi phạm....

Cùng với tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý báo chí, thông tin điện tử và mạng xã hội thì Bộ phải có giải pháp quản lý các mạng xã hội hiệu quả. Tăng cường công tác quản lý đối với các nhà xuất bản và hoạt động xuất bản, bảo đảm theo đúng các quy định của Luật Xuất bản, khắc phục các sai sót trong hoạt động xuất bản. Tập trung hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật, tháo gỡ các khó khăn để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển hạ tầng viễn thông.

Để nắm bắt được cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Thủ tướng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo xây dựng một số doanh nghiệp đầu tàu. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông từ khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo để nước ta chuyển từ nước nhập khẩu thành nước sản xuất các sản phẩm này; từ nước gia công phần mềm cho nước ngoài thành nước phát triển phần mềm. Đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ cao để ngày càng có nhiều sản phẩm công nghệ thông tin mang nhãn hiệu “Made in VietNam”, đưa nước ta thành cường quốc về công nghệ thông tin, hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển thông minh trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác tham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025, trong đó chú trọng hoàn thiện một số thể chế như cơ chế đầu tư mua sắm, thuê sản phẩm dịch vụ công nghệ thông tin, định danh điện tử cho tổ chức cá nhân…  

Nhân dịp này, Thủ tướng chúc Bộ Thông tin và Truyền thông luôn xứng đáng với 10 chữ vàng của ngành “Trung thành, Dũng cảm, Tận tuỵ, Sáng tạo, Nghĩa tình”.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản