Tin mới

Thủ tướng chủ trì họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2019

Sáng 2/4, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 3/2019, thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội của quý đầu tiên trong năm 2019 và phương hướng thời gian tới.

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả“

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba

Tại phiên họp, Chính phủ bàn một số nội dung chính, bao gồm báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ; báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP và Chỉ thị số 26/CT-TTg về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và một số báo cáo khác liên quan đến cải cách hành chính quý I/2019; thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ; tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh quý I/2019; công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng chống tham nhũng quý I/2019; tình hình thực hiện nhiệm vụ và kết quả kiểm tra Tổ công tác tháng 3/2019 và một số vấn đề khác… 

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, GDP quý I/2019 tăng 6,79%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2019 giảm 0,21% so với tháng trước (cùng kỳ tăng  8,7%). CPI bình quân quý I năm 2019 tăng 2,63% so với bình quân cùng kỳ năm 2018.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 9,2%, trong đó, ngành chế biến chế tạo tăng 11,1% . Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12% (cùng kỳ 2018 là 9,9%).

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng, đặc biệt là ngành thủy sản tăng trưởng 5,1% so với cùng kỳ (cao nhất trong 9 năm trở lại đây). Khách quốc tế đến Việt Nam tiếp tục tăng mạnh đạt trên 4,5  triệu lượt, tăng 7%.

Xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, tháng 3/3019 ước đạt 22,4 tỷ USD, tăng 61,1%, đặc biệt khu vực kinh tế trong nước đạt hơn 17 tỷ USD, tăng 9,7%. Tháng 3 xuất siêu 600 triệu USD, tính chung 3 tháng xuất siêu 536 triệu USD. 

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 8,8%. Vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm đạt trên 5,1 tỷ USD tăng 30,9% so với cùng kỳ; vốn FDI thực hiện đạt 4,12 tỷ USD, tăng 6,2%.

Số lượng doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động đạt trên 43,5 nghìn doanh nghiệp (trong đó số doanh nghiệp thành lập mới đạt 28.451 doanh nghiệp, tăng 6,2%, cao nhất trong 5 năm trở lại đây; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động đạt trên 15.000 doanh nghiệp).

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, nền kinh tế nước ta cũng còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản