Tin mới

Thúc đẩy hữu nghị, hợp tác Việt Nam – CH Séc lên một tầm cao mới

Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ với các nước bạn bè truyền thống tại khu vực Trung-Đông Âu, trong đó Cộng hòa Séc.

Chủ tịch nước Lương Cường: Toàn quân thực hiện nghiêm đường lối quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Thường trực Ban Bí thư làm việc với các cơ quan của Đảng, MTTQ về Nghị quyết số 18-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Nhận lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Andrej Babis, từ ngày 16 đến 18/4, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân sẽ thăm chính thức Cộng hòa Séc. Trên nền tảng hợp tác tốt đẹp sẵn có, chuyến thăm sẽ làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị; tạo thêm động lực mạnh mẽ đưa hợp tác Việt Nam - Cộng hòa Séc lên một tầm cao mới, hiệu quả, bền vững, tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của mỗi bên.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân. Ảnh: Chinhphu.vn.

Việt Nam và Cộng hòa Séc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 2/2/1950. Kể từ đó đến nay, mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Tiệp Khắc (cũ), nay là Cộng hòa Séc không ngừng được củng cố và phát triển. Cộng hòa Séc luôn coi trọng chính sách phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam. Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ với các nước bạn bè truyền thống tại khu vực Trung-Đông Âu, trong đó Cộng hòa Séc.

Trên cơ sở hợp tác tốt đẹp sẵn có, việc trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là các đoàn cấp cao giữa hai nước diễn ra thường xuyên. Đáng chú ý, có chuyến thăm CH Séc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (năm 2015), Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân (tháng 4/2017); chuyến thăm Việt Nam cấp nhà nước Tổng thống Milos Zeman (tháng 6/2017….

Các Bộ ngành và địa phương của hai nước đã xây dựng quan hệ hợp tác cụ thể trên từng lĩnh vực thế mạnh của mình. Mới đây nhất, Việt Nam và CH Séc đã tiến hành phiên họp lần thứ 6 của Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế vào tháng 4/2018.

Về kinh tế, Việt Nam- CH Séc đang đẩy mạnh phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế. Năm 2012, CH Séc đã công bố Chiến lược xuất khẩu quốc gia 2012 - 2020, trong đó đưa Việt Nam vào danh sách 12 thị trường ưu tiên. Việt Nam là nước duy nhất trong ASEAN nằm trong danh sách này.

CH Séc coi Việt Nam là đối tác thương mại truyền thống và tiềm năng, là cầu nối để xuất khẩu sản phẩm của CH Séc sang thị trường ASEAN. Đáng chú ý, trong Chiến lược Xuất khẩu quốc gia 2012-2020 của CH Séc, Việt Nam được xếp vào danh sách 12 thị trường ưu tiên (nước duy nhất trong ASEAN) của CH Séc.

Năm 2018, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 36 trong số hơn 200 đối tác của CH Séc. Năm 2018, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và CH Séc đạt 307 triệu USD. Đến nay, đã có 38 dự án của CH Séc đầu tư vào Việt Nam, đứng thứ 42 trong tổng số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký 90 triệu USD.

Là thành viên của Liên minh châu Âu (EU), CH Séc luôn coi Việt Nam là đối tác thương mại truyền thống và tiềm năng, là cầu nối để xuất khẩu sản phẩm của nước này sang thị trường Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Một điểm nhấn quan trọng khác là hiện có hơn 65 nghìn người Việt Nam sinh sống tại Séc. Năm 2013, Chính phủ Séc đã quyết định bổ sung đại diện người Séc gốc Việt vào Hội đồng dân tộc thiểu số, qua đó công nhận sự tồn tại của người Séc gốc Việt như một dân tộc thiểu số tại Séc, góp phần gắn kết thêm vào sự phát triển của CH Séc.

Trả lời báo chí trước thềm chuyến thăm, ông Milos Kusy Chủ tịch Hội hữu nghị Séc-Việt cho biết dư luận Séc rất hoan nghênh chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Theo ông Kusy, có thể một trong những nội dung thảo luận giữa các nhà lãnh đạo hai bên là đẩy nhanh việc cấp visa cho người dân hai nước để thuận lợi trong hoạt động du lịch và giao lưu nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, thương mại. 

Trước thềm chuyến thăm, trang Parlamentnilisty.cz của Nghị viện CH Séc đăng bài viết với tiêu đề “Tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Séc và Việt Nam”, trong đó nhấn mạnh thời gian tới, CH Séc và Việt Nam có điều kiện thuận lợi đẩy mạnh hợp tác kinh tế trong bối cảnh EVFTA chuẩn bị được ký kết, phê chuẩn và đi vào thực hiện.

Trên cơ sở hợp tác đốt đẹp sẵn có, chuyến thăm chính thức CH Séc của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lần này sẽ làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị; tạo thêm động lực mạnh mẽ đưa hợp tác Việt Nam – CH Séc lên một tầm cao mới, hiệu quả, bền vững, tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của mỗi bên.

Chuyến thăm cũng là dịp để hai bên trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương trên các lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục-đào tạo, xuất khẩu lao động; đồng thời trao đổi về các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm…

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản