Tin mới

Tiếp tục chăm lo, giúp đỡ người mù nâng cao đời sống, hòa nhập cộng đồng

(Mặt trận) - Sáng 17/4, tại Hà Nội, Hội Người mù Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày thành lập (17/4/1969 - 17/4/2019) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất - lần thứ hai.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Tham dự buổi lễ có bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội.

Ôn lại truyền thống 50 năm của Hội Người mù Việt Nam, Chủ tịch Hội Người mù Việt Nam Phạm Viết Thu cho biết, sự ra đời của Hội là một dấu ấn lịch sử, một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển chung của xã hội. Từ đó góp phần làm thay đổi cách nhìn, các nghĩ của cộng đồng đối với người mù nói riêng và người khuyết tất nói chung. Vượt qua chặng đường nhiều khó khăn gian khổ, Hội đã từng bước lớn mạnh, giúp người mù xóa bỏ mặc cảm, tự ti, vượt qua khó khăn vươn lên; tiến tới sự bình đẳng, hòa nhập, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, góp phần tạo nên một thế hệ người mù năng động, tự tin hòa nhập cộng đồng.

Trải qua 50 năm hoạt động, Hội đã có nhiều nỗ lực và bước phát triển hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương với 56 tỉnh, thành hội cùng với 15 trung tâm giáo dục, dạy nghề và phục hồi chức năng, 357 cơ sở sản xuất, dịch vụ tập trung để hỗ trợ cho người mù.

Nhiều tấm gương tiêu biểu vượt khó vươn lên trong cuộc sống trở thành những học sinh, sinh viên xuất sắc, hiệp sỹ công nghệ thông tin, giám đốc doanh nghiệp, giáo viên… Những kết quả ấy nói lên sự cố gắng, ý chí vươn lên của người mù, ý chí vươn lên chiến thắng tật nguyền của cán bộ, hội viên. Hội đã vinh dự được Đảng, Nhà nước ghi nhận thành tích bằng các huân chương Độc lập hạng Ba, hạng Nhì, hạng Nhất; Huân chương Lao động, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ...

Tiếp bước truyền thống vẻ vang của Hội, trong bối cảnh đổi mới, hội nhập mạnh mẽ của đất nước với những tiến bộ vượt bậc về kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, Hội Người mù Việt Nam đã nhanh chóng thay đổi tư duy và hành động, xác định phương thức hoạt động trong giai đoạn hiện nay là: Đoàn kết, đổi mới, dân chủ, hội nhập, gắn hoạt động của Hội với các chương trình của Nhà nước và tăng cường xã hội hóa các mặt công tác, từ đó phát huy hiệu quả, tạo động lực đưa tổ chứ Hội và người mù vững bước đi lên, ông Phạm Viết Thu nhấn mạnh.

Mặc dù còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp, các ban ngành, đoàn thể, nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế, toàn thể cán bộ, hội viên sẽ đoàn kết, phấn đấu, phát huy những kết quả đã đạt được tiếp tục xây dựng Hội ngày càng vững mạnh, góp phần và sự ổn định, phát triển chung của nên kinh tế - xã hội nước nhà và hòa nhập vào phong trào chung của người mù, người khuyết tật trên toàn thế giới.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương khẳng định, 50 năm qua, thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Tàn nhưng không phế”, người mù và người khuyết tật trong cả nước đã luôn kiên trì, bền bỉ phấn đấu, tích cực tham gia đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

"Tinh thần đoàn kết, nỗ lực không ngừng, của ý chí quyết tâm, tinh thần vượt khó của các thế hệ cán bộ, hội viên qua các thời kì góp phần thay đổi cuộc sống của hàng trăm ngàn người mù, thôi thúc những người còn khó khăn có tinh thần không cam chịu, đó cũng chính là góp phần cho sự nghiệp phát triển đất nước." bà Trương Thị Mai bày tỏ.

Để Hội Người mù Việt Nam tiếp tục phát triển, bà Trương Thị Mai đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các địa phương tiếp tục nhận thức sâu sắc về trách nhiệm đối với cuộc sống của người khuyết tật, tôn trọng quyền của người khuyết tật, nhận thức về năng lực và sự đóng góp của người khuyết tật để có những chính sách, hành động thiết thực đối với người khuyết tật; giúp đỡ, tạo điều kiện để hoạt động của Hội có hiệu quả hơn, tạo điều kiện cho người khuyết tật cơ hội có cuộc sống tích cực hơn, được thụ hưởng thành quả của quá trình phát triển.

Bên cạnh đó, theo bà Trương Thị Mai, các cơ quan nhà nước tiếp tục nghiên cứu rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến người khuyết tật, trong đó có người mù, đảm bảo mỗi chính sách được ban hành phải có sự lắng nghe ý kiến của người khuyết tật.

"MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, thành viên Mặt trận các cấp quan tâm tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước chăm lo giúp đỡ người mù vươn lên trong cuộc sống, được học tập văn hóa, đào tạo nghề, tiếp cận tín dụng, có việc làm phù hợp để cải thiện và nâng cao đời sống, hòa nhập với cộng đồng." bà Trương Thị Mai đề nghị.

Bà Trương Thị Mai tin tưởng rằng, với tinh thần đoàn kết và ý chí phấn đấu vươn lên, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cộng đồng xã hội, Hội Người mù Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển, là mái nhà chung - nơi tiếp thêm động lực, niềm tin cho cuộc sống của người mù, góp phần tích cực cho đất nước.

Tại buổi lễ, bà Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Người mù Việt Nam; ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Trung tâm đào tạo, phục hồi chức năng trực thuộc Hội Người mù Việt Nam; trao Huân chương Lao động hạng Ba cho bà Đinh Việt Anh - Phó Chủ tịch Hội Người mù Việt Nam.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản