Tin mới

Tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ dự thảo Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm

(Mặt trận) - Sáng 11/5, tiếp tục Phiên họp thứ 23, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, HĐND (Nghị quyết). 

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị thi hành kỷ luật một số tổ chức Đảng, đảng viên

Thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm, nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế

 

Cần thiết sửa đổi Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm

Trình bày Tờ trình về việc ban hành Nghị quyết, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho biết, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 85/2014/QH13 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Gần đây nhất, tại Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XIV đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 48 người trên tổng số 50 người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; HĐND các cấp, đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 99.836 người.

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, như: Nghị quyết số 85 chỉ quy định về hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhưng không quy định rõ về thời hạn thực hiện, dẫn đến việc tùy nghi, không đồng bộ, thống nhất trong cả nước; việc sử dụng chung mẫu Phiếu tín nhiệm cho cả hình thức lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm dễ dẫn đến nhầm lẫn…

Thời gian gần đây, Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9.11.2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; Quy định số 96-QĐ/TW ngày 2.2.2023 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị.

Do đó, Trưởng Ban Công tác đại biểu nhấn mạnh, cần thiết phải ban hành một Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 85 của Quốc hội nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đã được xác định trong các văn kiện của Đảng và pháp luật; bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý cán bộ. Bảo đảm tính kế thừa, tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất, đồng bộ trong các văn bản về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị quyết số 85, tập trung sửa đổi, bổ sung, làm rõ hơn những điều, khoản chưa phù hợp, bảo đảm cơ sở pháp lý rõ ràng, chặt chẽ cho việc triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Dự thảo Nghị quyết giữ nguyên kết cấu 18 điều như Nghị quyết số 85, trong đó sửa đổi, bổ sung 13/18 điều và bổ sung 3 Biểu mẫu mới. Dự thảo Nghị quyết bỏ chức danh Ủy viên Thường trực HĐND vì Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi, bổ sung năm 2019 không còn quy định chức danh này; đổi cụm từ “các thành viên khác của UBND” thành cụm từ “các Ủy viên của UBND” cho phù hợp với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương… Bổ sung quy định công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm trên các phương tiện thông tin đại chúng; quy định về số lượng tối thiểu đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND tham dự phiên họp lấy phiếu tín nhiệm...

Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành sự cần thiết sửa đổi Nghị quyết số 85 của Quốc hội và cho rằng, quá trình chuẩn bị xây dựng hồ sơ Nghị quyết thay thế đã được thực hiện công phu, nghiêm túc, bảo đảm đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Bảo đảm tính kế thừa và thuận tiện cho việc áp dụng

Cũng theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang, đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành việc Quốc hội ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 85 để quy định cụ thể phạm vi, mục đích, nguyên tắc, quy trình và hệ quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm trên cơ sở kế thừa Nghị quyết số 85, đồng thời, ngưng hiệu lực các quy định có liên quan trong Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND; sửa đổi, bổ sung một số quy định về đối tượng lấy phiếu tín nhiệm và hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm trong 3 nghị quyết của Quốc hội về tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP. Hà Nội, TP. Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.

"Quy định như vậy bảo đảm tính kế thừa và trọng tâm của Nghị quyết là điều chỉnh việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ, chức danh do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, không làm phức tạp các nội dung của Nghị quyết, thuận tiện cho việc áp dụng", Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết.

Qua thảo luận tại phiên họp, kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Ban Công tác đại biểu đã phối hợp với Ủy ban Pháp luật và các cơ quan tiếp thu bước đầu ý kiến của Đảng đoàn Quốc hội và hoàn chỉnh hồ sơ dự án Nghị quyết trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trên cơ sở ý kiến tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban Công tác đại biểu phối hợp với các cơ quan tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ dự thảo Nghị quyết để Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và trình Quốc hội xem xét, quyết định theo quy trình tại một kỳ họp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng yêu cầu phải làm rõ hơn về tên gọi, phạm vi, đối tượng áp dụng Nghị quyết… Về căn cứ đánh giá tín nhiệm, phải nói rõ căn cứ đánh giá tín nhiệm để thể chế hoá Quy định số 96-QĐ/TW ngày 2.2.2023 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, phù hợp với hoạt động của Quốc hội và HĐND. Đối với hệ quả của lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và quy định của Đảng.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản