Tin mới

Tổ chức 22 chốt kiểm soát người của các tỉnh, thành phố khác vào Hà Nội từ 6h00 ngày 14/7

(Mặt trận) - Công an TP. Hà Nội tổ chức 22 chốt kiểm soát người, phương tiện vào Thành phố và triển khai bắt đầu từ sáng 14/7/2021. 22 chốt chặn tại các cửa ngõ lớn ra vào Thủ đô có nhiệm vụ kiểm soát phương tiện vận tải, đo thân nhiệt, xét nghiệm nhanh COVID-19 đối với các trường hợp nghi ngờ, sàng lọc toàn bộ người từ các tỉnh, thành phố khác về Hà Nội.

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Hà Nội lập 22 chốt kiểm soát người và phương tiện vào Thành phố từ ngày 14/7. Ảnh minh họa 

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của TP. Hà Nội diễn ra chiều 12/7, Đại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội cho biết, để bảo đảm công tác kiểm tra phòng, chống dịch COVID-19, Thành phố dự kiến tổ chức 22 chốt kiểm soát người, phương tiện tại các cửa ngõ, đường nhánh... vào Thành phố.

Các chốt trực bao gồm các lực lượng: Công an, quân đội, thanh tra giao thông, y tế, dân phòng của các quận, huyện, thị xã. Công an Thành phố sẽ chia làm 4 ca trực và chịu trách nhiệm dựng lều, bạt và các phương tiện phục vụ như bàn ghế, nước uống tại các chốt trực.

Từ nội dung cuộc họp, Công an TP Hà Nội vừa ký công văn hoả tốc số 5136/CAHN-PV01 về việc triển khai chốt kiểm soát tại các cửa ngõ lớn, đường ngang, ngõ tắt, đường nhánh, bến thuỷ nội địa ra vào thành phố và các bến tàu, bến xe liên tỉnh.

Tổng số có 22 chốt, được chia làm 6 cụm như sau:

Cụm số 1, tuyến Quốc lộ 1A, 1B (tỉnh Hà Nam về Hà Nội, từ chốt số 1 đến chốt số 3): Chốt số 1 tại Ngã ba Cầu Giẽ (Km 213 Quốc lộ 1A đi qua huyện Phú Xuyên; chốt số 2 tại Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ (Km188) đi qua huyện Thanh Trì; chốt số 3 tại Quốc lộ 21B-ngã 3 chợ Dầu, huyện Ứng Hoà.

Cụm số 2 (từ Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang về Hà Nội-theo tuyến Quốc lộ 5, cao tốc Hà Nội-Lạng Sơn; từ chốt số 4 đến chốt số 11): Chốt số 4: Quốc lộ 5 (cây xăng Vĩnh An, số 1051 Nguyễn Đức Thuận, Trâu Quỳ), huyện Gia Lâm. Chốt số 5: Cầu Phù Đổng-Cao tốc Hà Nội-Lạng Sơn, huyện Gia Lâm. Chốt số 6: Đê Bát Tràng-gầm cầu vượt Thanh Trì, huyện Gia Lâm. Chốt số 7: Gầm cầu Thanh Trì-lối đi Ecopark, quận Long Biên. Chốt số 8: Nút giao Quốc lộ 5B-Cổ Linh, quận Long Biên. Chốt số 9: Đường Đặng Phúc Thông, Gia Lâm (trước cơ sở đăng ký xe số 3-Phòng PC08). Chốt số 10: Km8+100 Quốc lộ 18-lối xuống đường Võ Nguyên Giáp, huyện Sóc Sơn. Chốt 11: Quốc lộ 18-lối xuống đường Võ Văn Kiệt, Sóc Sơn.

Cụm số 3 (tỉnh Hoà Bình về Hà Nội, từ chốt 12 đến chốt số 14): Chốt 12: Km 422+057 đường Hồ Chí Minh, thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ. Chốt 13: Chốt kiểm dịch huyện Chương Mỹ. Chốt 14: đường Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam - cao tốc Hà Nội, Hòa Bình, huyện Thạch Thất.

Cụm số 4 (tỉnh Phú Thọ về Hà Nội, từ chốt 15 đến chốt số 17): Chốt 15: đầu cầu Đồng Quang - đường 87A, huyện Ba Vì. Chốt 16: Đầu cầu Văn Lang-Quốc lộ 32, huyện Ba Vì. Chốt 17: Đầu cầu Trung Hà-Quốc Lộ 32, huyện Ba Vì.

Cụm số 5 (tỉnh Vĩnh Phúc về Hà Nội, từ chốt số 18 đến chốt số 21): Chốt 18: Đầu cầu Vĩnh Thịnh-Quốc lộ 32, thị xã Sơn Tây. Chốt 19: Trạm soát vé BOT quốc lộ 2, huyện Sóc Sơn. Chốt 20: Quốc lộ 2-đầu vào cao tốc Hà Nội, Lào Cai, huyện Sóc Sơn. Chốt 21: Đường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh nối Quốc lộ 2 (Đường 100).

Cụm số 6 (tỉnh Thái Nguyên về Hà Nội): Chốt số 22: Quốc lộ 3-ngã ba Ni, huyện Sóc Sơn.

Thời gian làm việc tại các chốt: 24/24/7, chia làm 4 ca (mỗi ca 6 tiếng), dự kiến bắt đầu làm việc từ 6 giờ ngày 14/7/2021.

Thành phần mỗi chốt gồm: Công an Thành phố (2 cán bộ Cảnh sát giao thông và 1 cán bộ cảnh sát cơ động, trong đó 1 đồng chí cảnh sát giao thông là chốt trưởng); Sở Giao thông vận tải (2 cán bộ, Thanh tra Giao thông); Sở Y tế (2 cán bộ y tế); Bộ Tư lệnh Thủ đô (2 cán bộ); UBND các quận, huyện, thị xã (2 cán bộ Tư pháp). Tổng số 11 cán bộ/1 chốt.

Nhiệm vụ của chốt gồm: Kiểm soát phương tiện vận tải, xe ô tô cá nhân vào Thành phố (riêng đối với các tỉnh giáp ranh có dịch phải kiểm soát cả xe máy); bảo đảm an ninh, trật tự; hướng dẫn, phân luồng giao thông; Dừng xe, đo thân nhiệt, yêu cầu khai báo y tế, kiểm tra việc chấp hành quy định phòng, chống dịch COVID-19 trên xe (đặc biệt là đối với các phương tiện vận tải hành khách công cộng như xe khách liên tỉnh, xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch và xe tuyến cố định), nhắc nhở, khuyến cáo việc chấp hành các quy định phòng, chống dịch COVID-19, có thể xét nghiệm nhanh COVID-19 trong trường hợp nghi ngờ, khử trùng trong trường hợp cần thiết (do Y tế quyết định); kiểm tra, đối chiếu kết quả xét nghiệm, chủ động sáng lọc toàn bộ người từ các tỉnh, thành phố khác trở về Hà Nội.

Đối với các phương tiện vận tải hành khách công cộng đường bộ từ 14 tỉnh, thành phố có dịch bệnh: Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hòa, Phú Yên, Đắc Lắk, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nam (các tỉnh, thành phố khác phát sinh tình hình dịch bệnh phức tạp thì tiếp tục áp dụng khi có thông báo của Bộ Y tế và chỉ đạo của Thành phố); yêu cầu quay đầu, không được di chuyển vào Hà Nội (trừ trường hợp xe hợp đồng chuyên gia, cán bộ, công nhân viên, người lao động của các cơ quan, khu công nghiệp, khu chế xuất; trường hợp công dân hết cách ly tại các tỉnh trở về Hà Nội nhưng phải có Quyết định kết thúc cách ly, trường hợp không có Quyết định kết thúc cách ly phải giữ lại, phối hợp lực lượng y tế đưa về trụ sở chính quyền gần nhất để xác minh, làm rõ); chỉ cho phép hoạt động trở lại khi có thông báo của các cấp có thẩm quyền (theo Công văn số 3098/SGTVT-QLVT ngày 07/7/2021 của Sở Giao thông vận tải Hà Nội).

Đây là lần thứ hai thành phố lập chốt kiểm soát ở các tuyến đường cửa ngõ thủ đô. Trước đó tháng 4/2020, thực hiện Chỉ thị 16 cách ly xã hội, Hà Nội lập 30 chốt trên các trục đường ra vào thành phố. Sau gần một tháng, các chốt được dỡ khi dịch được khống chế, thành phố áp dụng trạng thái bình thường mới.

Trước đó, trong Công điện hỏa tốc trưa ngày 12/7, UBND TP. Hà Nội giao Công an Thành phố chủ trì phối hợp các lực lượng chức năng triển khai các chốt kiểm soát tại các cửa ngõ lớn, đường ngang, ngõ tắt, đường nhánh, bến thủy nội địa, các bến tàu, bến xe liên tỉnh vào Thành phố và tại Cụm cảng hàng không miền Bắc. Kiểm soát toàn bộ người, phương tiện ra, vào Thành phố tại các chốt kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn Thành phố; kiểm tra, đối chiếu kết quả xét nghiệm, chủ động sàng lọc với toàn bộ người từ các tỉnh, thành phố khác trở về Thành phố, bảo đảm hạn chế tối đa mầm bệnh xâm nhập.

Ảnh minh họa: Báo Hà Nội mới

Liên quan đến việc kiểm soát ở các chốt ra, vào Thành phố, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà nêu, đối với người đi từ vùng có dịch về, đặc biệt là các tỉnh phía nam và TPHCM, thực hiện như công văn, quy định mới nhất, chính quyền địa phương sẽ thực hiện ra quyết định cách ly tại nhà 14 ngày thay vì 7 ngày như trước đây. Đồng thời thực hiện xét nghiệm 3 lần. Với người dân có các biểu hiện ho, sốt, khó thở cần phải hướng dẫn người dân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời. Chính vì vậy, các cơ sở cần phải nêu cao cảnh giác.

Sở Y tế sẽ phối hợp với các lực lượng làm nhiệm vụ ở các điểm chốt tại khu vực cửa ngõ Thành phố. Bên cạnh việc hướng dẫn người dân khai báo y tế, giám sát sức khỏe, cần phải triển khai xét nghiệm sàng lọc, test nhanh kháng nguyên trong điều kiện không bị ùn tắc.

Nếu xảy ra tình trạng ùn tắc tại điểm chốt cửa ngõ này, Sở Y tế sẽ tiến hành xét nghiệm tại cộng đồng để bảo đảm tất cả người dân được kiểm soát chặt chẽ bằng phương thức xét nghiệm.

Ngoài ra, tại các cửa ngõ, Sở Y tế cũng sẽ kiểm tra kết quả xét nghiệm Realtime-PCR âm tính trong vòng 3 ngày kể từ khi người dân trở về Hà Nội. Do đó, người dân cần phải xuất trình giấy xét nghiệm.

Với cơ sở y tế địa phương, đặc biệt là các tổ COVID-19 cộng đồng, cần phải giám sát chặt chẽ người đi từ vùng có dịch về nhưng chưa thực hiện khai báo y tế, ra quyết định cách ly và theo dõi tình hình sức khỏe.

Với đường hàng không, có một số vùng giáp ranh cần phải thực hiện tốt việc khai tờ khai y tế.

Về tiêm vaccine, Sở Y tế đã chủ động xây dựng phương án triển khai thực hiện theo kế hoạch, hướng dẫn người dân đăng ký tiêm chủng. Qua đó sẽ phân luồng, sàng lọc người dân trong việc đăng ký tiêm chủng, bảo đảm 4 tại chỗ.

Theo bà Trần Nhị Hà, trong kế hoạch đánh giá nguy cơ của Sở Y tế cũng xác định các đối tượng lái xe công nghệ, grab, công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh, bảo vệ logistics để đưa vào sàng lọc, xét nghiệm kháng thể…

Chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng nhấn mạnh: "Yêu cầu người dân hạn chế tối đa di chuyển đến các vùng dịch và TP. Hồ Chí Minh. Trường hợp bắt buộc phải đến với mục đích công vụ, làm việc tại các cơ quan, tổ chức, khu công nghiệp… có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng dịch khác phải được cấp thẩm quyền cho phép, phải thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch”.

Liên quan tình hình dịch tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng chỉ đạo: “Ban quản lý Khu công nghiệp và Chế xuất TP. Hà Nội cùng với các công ty thực hiện cho người lao động ký cam kết không ra khỏi Thành phố trong thời gian này, hạn chế tiếp xúc với người ngoài gia đình…Vừa tổ chức sản xuất vừa bố trí công nhân ăn ở an toàn có phương án cụ thể”.

 “Không được chủ quan, lơ là trong lúc này, ai để xảy ra sơ xuất sẽ phải chịu trách nhiệm”, Phó Chủ tịch Chử Xuân Dũng đặc biệt nhắc nhở.

 Ảnh minh họa: Báo Hà Nội mới
Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản