Tin mới

“Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước sẽ được toàn dân ủng hộ, đồng tình”

Nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Đình Hương nhấn mạnh điều này khi nói về phương án Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Ngày 3/10, trong ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất rất cao (100%) giới thiệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đình Hương - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cho rằng, đây là thời điểm chín muồi để thực hiện phương án Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước.

Ông Nguyễn Đình Hương - nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Cơ chế Tổng Bí thư - Chủ tịch nước đã từng được ông Nguyễn Đình Hương nêu ý kiến ủng hộ từ Đại hội VII. Hơn nữa, nhìn rộng ra các nước XHCN như Trung Quốc, Lào cũng đã có cơ chế này. Rõ ràng, không phải các nước thực hiện mô hình nào chúng ta cũng áp dụng y như vậy, nhưng việc nào bạn bè quốc tế làm đúng, làm tốt thì Việt Nam cũng nên rút kinh nghiệm để áp dụng cho tốt.

“Tìm được ứng viên đủ điều kiện, đủ trình độ, năng lực, phẩm chất để làm Tổng Bí thư thì đó là hạnh phúc cho Đảng, cho nhân dân. Và nếu Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước thì sẽ là phương án tốt nhất, hợp lòng dân nhất. Tôi rất băn khoăn, lâu nay việc đón tiếp nguyên thủ các nước sang thăm Việt Nam, cả Tổng Bí thư và Chủ tịch nước ta đều đón tiếp thì sẽ rất khó. Vì vậy nếu thực hiện được mô hình này thì khi chúng ta đi quan hệ quốc tế sẽ rất thực tiễn” - ông Nguyễn Đình Hương cho biết.

Theo nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, trong bối cảnh cả nước đang thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 về thu gọn bộ máy, nếu phương án Tổng Bí thư - Chủ tịch nước được thực hiện sẽ làm gương cho các địa phương thực hiện mô hình Bí thư kiêm Chủ tịch UBND.

“Nước ta có một Đảng cầm quyền, với cơ chế lãnh đạo tập thể nên không một cá nhân nào có thể vượt quyền, độc đoán được. Quan trọng, để thực hiện mô hình này, cần sửa Hiến pháp, cương lĩnh cũng như Điều lệ Đảng, quy định rõ quyền của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước và phải chịu trách nhiệm với những quyết định của mình trước Đảng, nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Ngoài ra, cần thiết sắp xếp lại bộ phận giúp việc Tổng Bí thư - Chủ tịch nước để bộ máy thực sự hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức”, ông Nguyễn Đình Hương nói.

Ông Nguyễn Đình Hương cũng nhấn mạnh rằng, người giữ cương vị Tổng Bí thư vừa là Chủ tịch nước phải là một tấm gương trong sạch, thực sự mẫu mực về đạo đức, phong cách, lối sống, có tài suy nghĩ chiến lược, biết quy tụ nhân tài.

Người lãnh đạo phải có năng lực nổi trội, có bản lĩnh, tư duy đổi mới, biết lo lắng cho dân và thực hiện 4 chữ “thật” trong Di chúc của Bác Hồ: Thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

Ấn tượng với những gì Tổng Bí thư đã làm được trong nửa nhiệm kỳ Đại hội XII vừa qua, ông Nguyễn Đình Hương cho rằng đây là một tấm gương được lòng dân, được toàn dân, toàn Đảng tín nhiệm và xứng đáng làm Chủ tịch nước.

“Tất cả những việc Tổng Bí thư đã làm đều lấy dân làm thước đo, lấy dân làm chuẩn mực, vì lợi ích và quyền lực của dân làm mục tiêu phấn đấu và hành động. Nếu Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước sẽ được toàn dân ủng hộ, đồng tình” - ông Nguyễn Đình Hương nhấn mạnh.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản