Tin mới

Tổng Bí thư: Tiếp tục nỗ lực làm tốt vai trò huyết mạch nền kinh tế

(Mặt trận) - Ngày 5/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ kỷ nhiệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự và phát biểu chỉ đạo về định hướng phát triển để ngành ngân hàng phát huy vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng là huyết mạch của nền kinh tế.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Ngành ngân hàng cần tiếp tục nỗ lực làm tốt vai trò huyết mạch của nền kinh tế. Ảnh:VGP 
Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và nhiều địa phương, cán bộ, lãnh đạo ngành ngân hàng qua các thời kỳ, đại diện các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế tại Hà Nội...

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã gửi lẵng hoa chúc mừng các thế hệ cán bộ, nhân viên ngành ngân hàng qua các thời kỳ.

 Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng ghi nhận, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư và
khẳng định sẽ cùng các cán bộ, nhân viên trong ngành hoàn thành tốt các mục tiêu để ngành xứng đáng là huyết mạch của nền kinh tế. Ảnh: VGP

Tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhấn mạnh, trong những năm tới, Ban cán sự Đảng, Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và toàn ngành Ngân hàng sẽ bám sát đường lối, chủ trương của Đảng tại Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII để chỉ đạo, điều hành mọi mặt hoạt động ngân hàng, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu mà Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2021-2025), Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm (2021-2030) và tầm nhìn 2045 đã đề ra.

Ngân hàng Nhà nước nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, tăng khả năng thích ứng với những biến động của môi trường kinh tế thế giới và trong nước để kiên định mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cơ cấu và củng cố hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh, hiệu quả, tiệm cận tới các chuẩn mực quốc tế, để thực hiện tốt hơn vai trò chu chuyển vốn và nâng cao tính minh bạch trong nền kinh tế; hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng phù hợp với bối cảnh mới; phát triển và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, tăng cường đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phục vụ tiện ích cho doanh nghiệp và người dân, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số…

Đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho ngành ngân hàng. Ảnh: VGP 

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lời chúc mừng tới toàn thể các bộ, nhân viên ngành ngân hàng qua các thời kỳ trong 70 năm qua, với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, có nhiều đóng góp trong công cuộc bảo vệ và xây dựng, phát triển đất nước ta.

Trải qua 70 năm kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 15/SL, ngày 6/5/1951, thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ngành đã luôn luôn cố gắng, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức, không quản ngại gian khổ, hy sinh để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ vững chắc nền tiền tệ độc lập, tự chủ của quốc gia, thực hiện tốt sứ mệnh cung cấp nguồn lực tài chính, tín dụng, dịch vụ ngân hàng phục vụ sự nghiệp kháng chiến kiến quốc, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và sự nghiệp đổi mới, hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước nhanh và bền vững, góp phần quan trọng cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân làm nên cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của đất nước ta như ngày nay. 

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định: Phấn đấu đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, nước ta "là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp", đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, nước ta trở thành "nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao", và đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước, nước ta sẽ "trở thành một nước phát triển, có thu nhập cao".

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, để thực hiện được những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề đó, toàn hệ thống chính trị và toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, trong đó có ngành ngân hàng với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, cần phải tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nỗ lực phấn đấu hơn nữa, phát huy thật tốt những kết quả và bài học kinh nghiệm thành công cũng như chưa thành công đã đúc rút được; nghiêm túc, quyết liệt khắc phục bằng được những hạn chế, yếu kém còn tồn đọng để nắm bắt thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững hơn nữa trong thời kỳ mới.

Tổng Bí thư yêu cầu trong thời gian tới, toàn ngành sẽ tiếp tục phát huy những thành quả lớn lao mà các thế hệ đi trước đã để lại, phấn đấu nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và nhấn mạnh thêm một số vấn đề cần lưu tâm.

Một là, ngành ngân hàng và toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân viên trong ngành cần nghiêm túc quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện thật tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nhất là các chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế-xã hội nói chung và về đổi mới, phát triển ngành ngân hàng nói riêng. Đặc biệt chú ý "Tiếp tục điều hành đồng bộ, linh hoạt các chính sách vĩ mô. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hòa với các chính sách khác nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối" (Văn kiện Đại hội XIII, tập 2, trang 100).

Hai là, nhận thức đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc hơn nữa vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của ngành ngân hàng: Là kênh cung cấp vốn trọng yếu, huyết mạch của nền kinh tế; rất phức tạp, nhạy cảm; có tác động lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô cũng như an ninh kinh tế, trật tự, an toàn xã hội. Từ đó, tập trung ưu tiên xây dựng và triển khai thực hiện thật tốt chiến lược, kế hoạch, các chương trình hành động và các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm có tính khả thi cao, phù hợp với mục tiêu, định hướng cụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước đến năm 2025, 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Ba là, tiền tệ, ngân hàng là một lĩnh vực rất quan trọng và cũng rất nhạy cảm, có tính hệ thống và ảnh hướng lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô. Vì vậy, cần đặc biệt quan tâm đến công tác đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách và công tác cán bộ để vừa nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và nâng cao hiệu quả, bảo đảm chất lượng, an toàn hoạt động của toàn hệ thống; vừa nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật của người cán bộ ngân hàng để ngăn ngừa rủi ro, vi phạm trong hoạt động ngân hàng.

Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh việc rà soát, cập nhật, hoàn chỉnh và triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu. Các tổ chức tín dụng phải không ngừng nỗ lực củng cố, chấn chỉnh và phấn đấu vươn lên, bắt kịp với xu hướng phát triển mới trong khu vực và trên thế giới, phấn đấu trở thành các tổ chức tín dụng ngang tầm khu vực và từng bước vươn ra thế giới.

Năm là, ngành ngân hàng, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng nhà nước, cần làm tốt hơn nữa công tác xây dựng Đảng và kiện toàn bộ máy tổ chức, cán bộ thật sự trong sạch, vững mạnh, có đủ bản lĩnh, trí tuệ, phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn vững vàng, luôn đi đầu trong công cuộc đổi mới, phát triển của ngành, của đất nước. Sớm nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích và bảo vệ những tổ chức và cá nhân dám đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Các đề xuất đổi mới phải được cấp uỷ, chính quyền bàn bạc, xem xét kỹ lưỡng, cho làm thí điểm theo thẩm quyền, cái gì đổi mới đúng thì phải được bảo vệ, tiếp tục triển khai; cái gì chưa đúng thì phải kịp thời chấn chỉnh, sửa chữa, rút kinh nghiệm. Tuyệt đối không chủ quan, tự mãn.

Tổng Bí thư kỳ vọng, với truyền thống tốt đẹp, vẻ vang và với nhiệt huyết, quyết tâm đổi mới, bản lĩnh chính trị vững vàng cùng sự năng động, sáng tạo, trong thời gian tới, ngành ngân hàng Việt Nam nhất định sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tiếp tục viết nên những trang sử mới hào hùng, góp phần quan trọng đưa Việt Nam ngày càng phát triển vững mạnh, xứng đáng với niềm tin, trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho.

Đại diện ngành ngân hàng, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư và khẳng định sẽ cùng các cán bộ, nhân viên trong ngành hoàn thành tốt các mục tiêu, để ngành xứng đáng là huyết mạch của nền kinh tế. Thống đốc Nguyễn Thị Hồng bày tỏ, lịch sử 70 năm xây dựng và trưởng thành của ngành ngân hàng Việt Nam là nền tảng vững chắc để thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành ngân hàng hôm nay tin tưởng về tương lai tươi sáng, tiếp tục đoàn kết một lòng hăng hái thi đua, quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho, kế tục xứng đáng truyền thống của ngành, ghi thêm những trang sử vẻ vang trên chặng đường tiếp theo, góp phần vào thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản