Tin mới

Tranh thủ từng giờ, từng phút dập dịch trong thời gian sớm nhất

(Mặt trận) - Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký Chỉ thị số 05/CT-TTg, ngày 28/1/2021, về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, ngay chiều cùng ngày Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trực tiếp quán triệt tinh thần phòng, chống dịch trong điều kiện mới tại hội nghị trực tuyến với tất cả các địa phương trên cả nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Phó Thủ tướng  yêu cầu tất cả các tỉnh phải sẵn sàng vì “không ai dám chắc không xảy ra ca nhiễm trên địa bàn”. Ảnh: VGP/Đình Nam 

Cảnh giác cao độ

Phó Thủ tướng nhắc lại, ngày 13/1, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản yêu cầu trong thời gian tổ chức Đại hội Đảng lần thứ 13, các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch; phân công cán bộ xử lý công việc thay các thành viên Ban Chỉ đạo tham gia Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng lần thứ 13.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các Bộ, ngành, địa phương rà soát kỹ các biện pháp, kịch bản phòng, chống dịch trong lĩnh vực, địa bàn.

Các đồng chí hiện là Trưởng ban Chỉ đạo, thành viên Ban Chỉ đạo nếu tham gia Đoàn đại biểu đi dự Đại hội cần bàn giao, thống nhất cơ chế điều hành, cơ chế thông tin với các đồng chí được phân công thay mình xử lý công việc liên quan tới phòng, chống dịch, đảm bảo công tác phòng, chống dịch thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.

“Các đồng chí phải rất nghiêm túc. Những gì chúng ta dự kiến từ khi bắt đầu phòng chống dịch là phải luôn luôn sẵn sàng. Những sự cố xảy ra đều đã được lường trước và nếu thực hiện nghiêm sẽ tránh được nhiều trường hợp đáng tiếc”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặt câu hỏi: Trường hợp ổ dịch xảy ra ở TP. Chí Linh (Hải Dương) có tỉnh nào chắc không xảy ra ở tình mình không? Vì vậy, điều đầu tiên là  Thủ tướng và Ban Chỉ đạo quốc gia luôn quán triệt “tuyệt đối không được chủ quan vì sau một thời gian dài không có ca nhiễm trong cộng đồng, nhất là những địa phương chưa có ca nhiễm thì càng dễ chủ quan, mất cảnh giác”.

Phó Thủ tướng nêu ví dụ: Ở sân bay Vân Đồn, tất cả quy định an ninh sân bay chặt chẽ, tại sao vẫn để xảy ra ca nhiễm? – Đó là do chúng ta lơ là, lâu ngày không bị ca nhiễm. Vì vậy, đầu tiên là phải cảnh giác cao độ.

Không để lãng phí một giờ, một phút

Phân tích nguyên nhân ổ dịch ở TP. Chí Linh, sân bay Vân Đồn có số ca nhiễm rất cao trong một “mẻ” xét nghiệm, Phó Thủ tướng cho rằng lý do thứ nhất là biến thể mới của virus SARS-CoV-2 lây lan rất nhanh, thứ hai là Bộ Y tế đã tập trung chỉ đạo, hỗ trợ các tỉnh tiến hành khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm ngay khi có thông tin ca nhiễm, “không để lãng phí một giờ, một phút nào”.

Phó Thủ tướng cho biết ngay sau khi nhận được thông tin về ca nhiễm ở Hải Dương, Quảng Ninh, (ngày 27/1), dù đang dự Đại hội Đảng nhưng ông đã trực tiếp họp 4 cuộc với Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo,

 “Trong đợt xét nghiệm cho kết quả vào tối nay và sáng mai, khả năng sẽ có thêm nhiều ca bệnh nữa. Nhưng không vì số lượng lớn mà chúng ta lo ngại, bởi đã tiến hành khoanh vùng, lấy mẫu rộng hơn những lần trước rất nhiều. Tỉnh Quảng Ninh cũng lấy mẫu xét nghiệm tới đối tượng F3”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Từ trường hợp ổ dịch ở TP. Chí Linh, Phó Thủ tướng yêu cầu tất cả các tỉnh phải sẵn sàng vì “không ai dám chắc không xảy ra ca nhiễm trên địa bàn”.

Quyết liệt để không phải hối hận

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam họp với Bộ Y tế chiều 27/1 ngay sau khi có thông tin về các ca nhiễm ở Hải Dương, Quảng Ninh. 

Theo Phó Thủ tướng, trong Chỉ thị 05/CT-TTg có 1 điểm quan trọng là tỉnh Hải Dương phải phong toả toàn bộ TP. Chí Linh nhưng Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố khác căn cứ tình hình thực tiễn trên địa bàn để xác định những khu cần phong toả hay giãn cách xã hội, không nhất thiết cả xã, cả huyện mà nơi nào cần thì Chủ tịch UBND các tỉnh quyết định ngay.

“Ngoài TP. Chí Linh, lãnh đạo tỉnh Hải Dương phải xem xét các khu vực lân cận có cần phải phong toả hay giãn cách xã hội thì chủ động quyết định. Hay tỉnh Quảng Ninh cũng cần xác định những xã, huyện hay chỉ mấy thôn cần thiết phải phong toả”, Phó Thủ tướng ví dụ và kêu gọi nhân dân ủng hộ, thực hiện đầy đủ các quy định, hướng dẫn trong thời gian phong toả, gián cách xã hội.

“Chắc chắc phong toả sẽ gây nhiều bất tiện nhưng chúng ta không thể làm khác. Nếu làm tốt thì chúng ta có thể kiểm soát được dịch tốt và trở lại trạng thái bình thường mới. Còn nếu không kiên quyết ngay từ đầu, ngại khó, ngại khổ thì không lường được hậu quả”, Phó Thủ tướng nói và yêu cầu các địa phương phải quán triệt tinh thần phát hiện ca nhiễm là lập tức khoanh vùng ngay, nếu nghi là F1 thì đặc biệt phải coi như F0, còn F2 thì phải coi như F1. Đó là nguyên tắc.

Phó Thủ tướng lưu ý: Với tốc độ lây lan rất nhanh của biến thể mới, điều vô cùng quan trọng đối với Hải Dương và các nơi sau này là phải giữ an toàn tuyệt đối các bệnh viện, hệ thống cơ sở y tế. Tất cả các sở y tế phải nâng mức cảnh báo. Mọi thầy thuốc, y bác sĩ phải cảnh giác cao hơn một mức so với trước. Bởi vì tất các trường hợp nhiễm bệnh cuối cùng đều được phát hiện tại bệnh viện, nếu để lây lan cho bệnh nhân, đặc biệt đội ngũ thầy thuốc thì rất nguy hiểm. “Thống kê cách đây 1 năm cho thấy Hải Dương là tỉnh có nhiều người già có bệnh nền nhất cả nước. Các đồng chí phải hết sức chú ý vấn đề này. Khi có ca lây nhiễm ở một khu vực, tất cả bệnh nhân có bệnh nền, điều trị nội trú ở cơ sở y tế tại nơi đó phải được xét nghiệm hết, tuyệt đối không được để xảy ra trường hợp như Đà Nẵng”.

Trong thực hiện “Thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế”, Phó Thủ tướng đặc biệt yêu cầu các địa phương phải thực hiện nghiêm quy định đeo khẩu trang nơi công cộng, trước hết khu đô thị, kiểm tra và xử phạt nghiêm.

Phó Thủ tướng yêu cầu các tỉnh phải thực hiện nghiêm túc việc rà soát, tự đánh giá mức độ an toàn, cập nhật thông tin lên bản đồ chống dịch (antoancovid.vn) đầu tiên là các cơ sở y tế, rồi đến trường học, cơ sở lưu trú, bến xe, phương tiện công cộng, các chợ, trung tâm thương mại, xí nghiệp, nhà máy…

“Tất cả đều đã có hướng dẫn cụ thể nhưng không ít địa phương vẫn còn chủ quan, hời hợt. Nếu làm các đồng chí nghiêm thì không xảy ra trường hợp như ở TP. Chí Linh, hay sân bay Vân Đồn. Chúng ta phải quyết liệt, đừng để sau này phải hối hận”, Phó Thủ tướng gay gắt.

Không được để những bài học thành vô nghĩa

Về nguồn bệnh, Phó Thủ tướng cho rằng khó lường nhất là mềm bệnh trong cộng đồng, nhưng nếu thực hiện đúng các biện pháp như Thông điệp 5K, thì nhất định sẽ phát hiện ra nếu có.

Nguồn bệnh thứ hai từ nhóm người nhập cảnh hợp pháp, được đưa vào cách ly. Chúng ta có đầy đủ hướng dẫn nhưng làm không nghiêm. Phó Thủ tướng dẫn chứng: Người nhập cảnh hợp pháp phải khai báo y tế điện tử bắt buộc trước khi về nước, nhưng có chuyến gần đây về nhiều người vẫn không khai báo y tế hay các quy định đón, đưa người từ dân bay về khu cách ly tập trung, giao, nhận người hoàn thành cách ly tập trung về cách ly, giám sát y tế tại nhà chưa được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. “Chỉ thị 05/CT-TTg nâng thời gian cách ly lên 21 ngày nhưng khu về đến nơi cư trú người nhập cảnh hợp pháp phải được giám sát chặt chẽ, liên tục. Không được để những bài học như ở Đà Nẵng, TPHCM thành vô nghĩa”.

Đối với nguy cơ từ người nhập cảnh bất hợp pháp, Phó Thủ tướng chia sẻ vất vả khó khăn với các tỉnh biên giới, đặc biệt là lực lượng biên phòng, công an. Không thể “khoán trắng” lực lượng chức năng mà nhất định phát động toàn dân tham gia ngăn chặn triệt để những trường hợp nhập cảnh bất hợp pháp. Chính quyền, công an cơ sở cần tích cực tuyên truyền, vận động để những gia đình có người thân ở nước ngoài nếu buộc phải về nước thì phải động viên những người này về theo đường hợp pháp, thực hiện khai báo y tế đầy đủ và chấp hành cách ly. Trường hợp, người dân phát hiện người lạ hay người có biểu hiện từ nước ngoài về cần báo ngay cho chính quyền địa phương.

“Nếu chúng ta thực hiện tốt các giải pháp ngăn chặn, chắc chắn dịch sẽ không bùng phát rộng, có chăng chỉ vài đốm lửa nhỏ và sẽ khoanh, dập được ngay. Kiểm soát được dịch hay không là ở các đồng chí. Ban Chỉ đạo quốc gia có các kịch bản ứng phó, luôn lường đến những tình huống xấu để tình huống đó không xảy ra. Biến thể mới của virus lây nhanh hơn thì chúng ta phải nhanh hơn nữa. Bằng các biện pháp quyết liệt ngay từ hôm qua (27/1), chúng ta có lòng tin và quyết tâm sẽ khoanh vùng và dập gọn trong thời gian sớm nhất. Văn bản, quy định, hướng dẫn đã có đủ, trách nhiệm là của tất cả chúng ta, nhất là các tỉnh không được có tâm lý dịch bệnh ở đâu chứ không phải ở địa phương mình”, Phó Thủ tướng bày tỏ và mong muốn lãnh đạo các địa phương phải hết sức trách nhiệm, vì sự yên bình của người dân.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản