Tin mới

Tuần lễ Cấp cao APEC 2017: Đậm dấu ấn, vị thế Việt Nam

Hội nghị lần thứ 25 các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương APEC đã kết thúc tốt đẹp, ghi đậm dấu ấn và vị thế của Việt Nam trong tiến trình phát triển không ngừng của APEC, thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định và hợp tác, phát triển của khu vực và thế giới, thúc đẩy phát triển kinh tế của Việt Nam nói riêng và các nền kinh tế thành viên nói chung.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Thủ tướng: Thanh niên cần thực hiện '5 xung kích', '6 khát vọng' trong chuyển đổi số

Thường trực Ban Bí thư tiếp Đoàn đại biểu Đảng Lao động Triều Tiên

 Lãnh đạo 21 nền kinh tế APEC chụp ảnh chung. Ảnh: EPA

Kết quả quan trọng nhất

Chủ tịch Nước Trần Đại Quang trong buổi họp báo quốc tế ngày 11.11 cho biết, Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Đà Nẵng “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung” và đây là kết quả quan trọng nhất của Hội nghị cấp cao APEC cũng như của Năm APEC 2017. Hội nghị thông qua Chương trình hành động APEC về thúc đẩy phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội nhằm khẳng định quyết tâm của các nền kinh tế thành viên hướng tới xây dựng cộng đồng APEC phát triển bao trùm và tự cường. Đây cũng là một nội dung quan trọng trong đối thoại giữa các nhà lãnh đạo kinh tế APEC với cộng đồng doanh nghiệp.

Hội nghị thông qua Khuôn khổ Phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số. Các định hướng chính sách và biện pháp đề ra trong Khuôn khổ không chỉ đáp ứng quan tâm chung của khu vực, mà còn là đòn bẩy giúp Việt Nam tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Hội nghị cũng đã thảo luận một cách sâu sắc về các chính sách và biện pháp chiến lược nhằm phát triển các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa xanh, bền vững và sáng tạo; thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, công nghiệp hỗ trợ; phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường an ninh lương thực - nước - năng lượng, phát triển nông thôn và đô thị; cải cách cơ cấu; nâng cao năng lực; giảm thiểu rủi ro thiên tai; tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ; phát triển du lịch bền vững.

Thúc đẩy thương mại và đầu tư tự do và mở ở Châu Á - Thái Bình Dương là sứ mệnh của các nền kinh tế APEC, do đó Hội nghị tái khẳng định cam kết hoàn tất thực hiện các Mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư; thúc đẩy thuận lợi hóa đầu tư, kinh doanh và dịch vụ; tăng cường hợp tác kinh tế - kỹ thuật; tiếp tục nỗ lực hướng tới hình thành Khu vực Thương mại tự do Châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP); nhấn mạnh vai trò quan trọng của APEC trong việc ủng hộ một hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật pháp, tự do, mở, công bằng, minh bạch và bao trùm.

Sáng kiến của Việt Nam trong APEC

Các quan chức cấp cao và các đại biểu APEC đánh giá cao vai trò chủ nhà Tuần lễ cấp cao APEC của Việt Nam và các sáng kiến của Việt Nam tại diễn đàn này. Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc hội kiến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 12.11 đã chúc mừng Việt Nam đã đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao APEC một cách “tuyệt vời”, bày tỏ ấn tượng sâu sắc về đất nước, con người và những thành tựu của Việt Nam.

Tổng thống Chile Michelle Bachelet Jeria nhận định, Việt Nam luôn cho thấy khả năng tổ chức tuyệt vời của mình không chỉ về cơ sở hạ tầng mà còn cả về chất lượng các chương trình và chất lượng đại biểu. Tổng thống Michelle Bachelet Jeria ấn tượng nhất với ưu tiên của Việt Nam cho chương trình nghị sự APEC 2017 về bao trùm xã hội, kinh tế và tài chính, vì bà cho rằng, bao trùm về xã hội, kinh tế và bao trùm tài chính rất quan trọng, bởi ở nhiều quốc gia, phụ nữ - nhân tố quan trọng của trao đổi thương mại - thường gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp cận tín dụng và các mạng lưới thương mại.

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde nhận định, sáng kiến ý nghĩa nhất của chủ đề APEC 2017 “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung” mà Việt Nam đưa ra là sự phát triển bao trùm, có nghĩa là phải đảm bảo tất cả mọi người đều phải hưởng lợi từ sự phát triển này. “Khi mặt trời đang tỏa sáng, chúng ta phải nhìn lên mái nhà và sửa sang lại nó. Tôi muốn nói rằng, khi tăng trưởng kinh tế nhích dần lên, thì việc hoạch định chính sách sẽ dễ dàng hơn. Các nước có thể tiến hành những chính sách tiền tệ và tài khóa riêng, tái cơ cấu ngành nghề, dịch vụ, thị trường lao động” - bà Lagarde nói. Tổng giám đốc IMF nhận định, việc Việt Nam đặt thương mại quốc tế là trọng tâm đã thực sự được chứng minh là đúng đắn, nhất là khi 60% thương mại của khu vực diễn ra giữa các nước Châu Á với nhau. Ngoài ra, bà Lagarde cũng đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Việt Nam trong APEC lần này là rất thành công, nhất là với những gì diễn ra với TPP-11.

Hôm 11.11, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh thông báo, các bộ trưởng TPP đã đạt được thoả thuận cơ bản cho hiệp định TPP-11, đồng thời thống nhất tên mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Các bộ trưởng thống nhất giữ nguyên những nội dung TPP cũ nhưng cho phép các nước tạm hoãn một số điều khoản để “bảo đảm lợi ích chung, tính đến trình độ của từng nước”. Đây có thể coi là một đột phá lớn của hiệp định TPP cũng như thương mại tự do khu vực.

Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi cảm ơn nước chủ nhà Việt Nam đã có sự sắp xếp tốt, và nhờ nỗ lực mang tính xây dựng của các trưởng đoàn đàm phán, nên 8.000 trang tài liệu của thỏa thuận chỉ có 20 điều khoản tạm hoãn, trong đó có 10 điều là liên quan tới sở hữu trí tuệ.

Kết nối doanh nghiệp Việt với thế giới

Hai hội nghị quan trọng góp phần làm nên thành công của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 là Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (VBS) và Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp Việt Nam (CEO Summit), với sự tham gia của lãnh đạo các nền kinh tế APEC và hơn 2.000 CEO trong và ngoài nước.

Tại các hội nghị, lãnh đạo các tổ chức quốc tế, các Phòng Thương mại và các tập đoàn quốc tế hàng đầu đều đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế cải cách và hội nhập thành công trong 3 thập kỷ qua. Phó Chủ tịch WB phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương Victoria Kwakwa cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia điển hình sử dụng tương đối hiệu quả các nguồn vốn phục vụ thực hiện các mục tiêu phát triển, nhất là phát triển cơ sở hạ tầng, giảm nghèo, bảo vệ môi trường. Giám đốc WEF Philipp Roesler đánh giá Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đã tăng 5 bậc so với năm 2016, từ vị trí 60/138 lên vị trí 55/137 nền kinh tế, trong đó có nhiều chỉ số trụ cột cải thiện như mức độ sẵn sàng công nghệ, thể chế, quy mô thị trường...

Nhiều lãnh đạo các Phòng Thương mại và tập đoàn quốc tế đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam về cải cách kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh; cho rằng Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tư an toàn, hấp dẫn, có nhiều tiềm năng và cơ hội đầu tư do có nhiều lợi thế về thị trường, nguồn nhân lực dồi dào, thể chế và cơ sở hạ tầng ngày càng cải thiện, hội nhập ngày càng sâu rộng vào các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu...

Các CEO hàng đầu Việt Nam đã có cơ hội phát biểu tại các hội nghị quan trọng này. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng Giám đốc Hàng hàng không Vietjet - trao đổi về sự cần thiết tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt hệ thống giao thông để kết nối người dân vùng sâu vùng xa, về trao quyền cho phụ nữ, thúc đẩy phụ nữ tham gia vào quá trình kết nối, liên kết. Bà tin tưởng rằng, bình đẳng giới sẽ tiến triển tích cực ở Châu Á - Thái Bình Dương, từ đó nhân rộng tinh thần này tới các tổ chức, khu vực khác. Bà Thái Hương - Chủ tịch tập đoàn sữa TH - nhấn mạnh vấn đề an ninh lương thực và đảm bảo nguồn lương thực bền vững cho người dân...

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản