Tin mới

Vì sao ông Phan Văn Khải được mệnh danh “Thủ tướng nói ít làm nhiều“

Trong gần 9 năm ở cương vị Thủ tướng, ông Phan Văn Khải được nhìn nhận với vai trò người có tư tưởng cải cách, hội nhập.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Thủ tướng: Thanh niên cần thực hiện '5 xung kích', '6 khát vọng' trong chuyển đổi số

Thường trực Ban Bí thư tiếp Đoàn đại biểu Đảng Lao động Triều Tiên

  Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải sinh ngày 25/12/1933 tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM, tham gia cách mạng từ năm 1947 khi mới 14 tuổi và gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1959. Sau ngày đất nước thống nhất, ông từng giữ các cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Năm 1991, ông được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ và từ năm 1997 - 2006 là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ. (Ảnh: Infonet)

 

Đến tháng 6/2006, ông xin từ nhiệm trước khi kết thúc nhiệm kỳ 1 năm. Phát biểu tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XI, ông Khải thẳng thắn nói rằng trên cương vị người đứng đầu Chính phủ ông muốn nhận trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng và Quốc hội khi không ngăn chặn, phát hiện sớm những vụ việc nghiêm trọng kéo dài, khiến quan liêu, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, đục khoét của công.

 

Chỉ ra yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển đất nước là vấn đề con người, người đứng đầu nhiệm kỳ Chính phủ khóa XI thẳng thắn nhìn nhận trong suốt thời gian qua việc phát huy nguồn lực, tiềm lực con người còn thấp so với khả năng và yêu cầu. Ông cho rằng, công tác cán bộ chậm đổi mới là nguyên nhân dẫn đến mọi sai lầm trong công tác lãnh đạo, mặc dù đất nước không thiếu những con người tài năng và tâm huyết nhưng do thiếu cơ chế phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài. Trong ảnh, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Đại học Quốc gia TPHCM (nguồn: ĐHQG TPHCM)

 

Ông Phan Văn Khải cũng chỉ ra rằng "Người đứng đầu cơ quan hành chính không có đủ quyền hạn để bố trí nhân sự, sắp xếp công việc dẫn tới lựa chọn, đánh giá cán bộ không thực sự căn cứ vào kết quả công việc, tạo môi trường thuận lợi dẫn đến kẽ hở cho nạn chạy chức". Trong ảnh: Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng.

 

Ông Phan Văn Khải nhấn mạnh: "Cần chú trọng bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người cả về thể chất, trí tuệ, tâm hồn, tạo điều kiện cho con người vươn lên phát huy tiềm lực to lớn, đó là nguồn lực không bao giờ cạn của đất nước". Trong ảnh, Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đi bỏ phiếu bầu cử ĐBQH khóa XIV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 tháng 5/2016 (Ảnh: Infonet)

 

Gần 9 năm giữ cương vị người đứng đầu Chính phủ, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải được nhìn nhận với vai trò người có tư tưởng cải cách, hội nhập. Trong tâm thức của nhiều chuyên gia kinh tế đầu ngành, Thủ tướng Phan Văn Khải luôn được đánh giá cao, nhất là khi nền kinh tế Việt Nam trong những năm tháng khó khăn của thời kỳ đầu hội nhập và mở cửa, nhận định của báo Dân Trí. (Ảnh: Vietnamfinance)

 

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải là người đưa tổ chuyên gia tư vấn về cải cách kinh tế và hành chính, do cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt thành lập lên thành Ban nghiên cứu về kinh tế đối ngoại của Thủ tướng Chính phủ. (Ảnh: VGP)

 

Kế nhiệm cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt vào giai đoạn kinh tế châu Á khủng hoảng, ông Phan Văn Khải được xem là người đã có vai trò quan trọng đưa Việt Nam vượt qua khó khăn. Trong gần 9 năm ông Khải ở cương vị Thủ tướng, Việt Nam đạt tăng trưởng GDP trung bình 7%. Trong ảnh, Thủ tướng Phan Văn Khải thăm công trường xây dựng cầu Bãi Cháy, tháng 4/2005.

 

Trả lời phỏng vấn báo Dân Trí, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), thành viên Ban Nghiên cứu của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, chia sẻ, điều ông nhớ nhất về nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải cùng với các thành viên Chính phủ lúc bấy giờ là sự "chèo chống" không để ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á lan rộng ở Việt Nam, đã đưa ra được các giải pháp để khống chế lạm phát, cũng như chính sách tài khóa, tín dụng hợp lý. (Ảnh: giaoduc.edu.vn)

 

Chia sẻ trên Vietnamfinance, Chủ tịch Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) Nguyễn Duy Hưng đánh giá, ông Phan Văn Khải là vị Thủ tướng kỹ trị, luôn xác định xây dựng hệ thống pháp luật để nền kinh tế phát triển theo kinh tế thị trường là nền tảng quan trọng nhất để đất nước phát triển. Giai đoạn ông làm Thủ tướng, Luật Doanh nghiệp ra đời năm 1999 và sau đó sửa đổi năm 2005, cũng như thị trường chứng khoán ra đời năm 2000 là những minh chứng sống động cho quan điểm nhất quán và tầm nhìn của ông. (Ảnh: GĐ-PL)

 

Nguyên  Thủ tướng Phan Văn Khải là người đã ký quyết định chọn ngày 13/10 làm “Ngày Doanh nhân Việt Nam”. Trong ảnh, Thủ tướng Phan Văn Khải tặng Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc bức tranh Bác Hồ với giới công thương Hà Nội nhân dịp công bố "Ngày Doanh nhân Việt Nam" năm 2004. (Ảnh: VnEconomy)

 

Trong một bài viết của mình, ông Phan Văn Khải viết rằng “qua thực tiễn phát triển doanh nghiệp, hình thành đội ngũ doanh nhân”, bài học rút ra là phải “khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, ý chí kinh doanh, giải phóng các lực lượng sản xuất, phát huy sức mạnh vật chất và trí tuệ, tinh thần của nhân dân, huy động và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế là nguồn gốc của mọi thắng lợi. “Thành công nhiều hay ít trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước tùy thuộc vào mức độ giải phóng nguồn sức mạnh vô tận này”, ông Khải khẳng định, theo VnEconomy. (Ảnh: hiec.org.vn)

 

Ông Phan Văn Khải còn là vị Thủ tướng đầu tiên của Việt Nam thực hiện chuyến thăm lịch sử tới Hoa Kỳ vào ngày 19/5/2005.  Trong ảnh, Thủ tướng Phan Văn Khải và Tổng thống George W. Bush năm 2005.

 

Chuyến thăm Hoa Kỳ đã đánh dấu một mốc mới trong quan hệ giữa hai quốc gia, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, nhiều hợp đồng lớn đã được ký kết. Trong ảnh, Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Đại học Havard tại Mỹ năm 2005.

 

Năm 2014, tại TP. Hồ Chí Minh, Đảng bộ Văn phòng Chính phủ đã tổ chức trang trọng Lễ trao tặng Huy hiệu 55 tuổi đảng cho ông Phan Văn Khải. Trong ảnh, Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải phát biểu tại lễ trao tặng Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng. (Ảnh: VGP)

Theo VOV.VN

 

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản