Tin mới

“Vượt qua được lợi danh thì mới tinh gọn được bộ máy”

Theo ông Nguyễn Viết Chức, cần đề cao tinh thần sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân để nhường “ghế” cho đồng chí mình.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

Đề cao tinh thần tự giác nhường “ghế”

Thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 18 của Trung ương với việc rà soát, sắp xếp các cơ quan đơn vị nhằm hạn chế chồng chéo, một cơ quan đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ, mới đây, tỉnh Lào Cai đã tiến hành sáp nhập Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng thành Sở Giao thông vận tải - Xây dựng tỉnh Lào Cai.

Sáng 23/7, Ban Giám đốc Sở Giao thông vận tải – Xây dựng tỉnh Lào Cai đã ra mắt trước sự chứng kiến của đông đảo cán bộ, công nhân viên trực thuộc. Theo đó, bộ máy lãnh đạo Sở sau khi hợp nhất gồm 1 Giám đốc và 5 Phó Giám đốc, thời hạn bổ nhiệm là 5 năm. Sau khi hợp nhất, Ban Giám đốc giảm được 4 người, lãnh đạo cấp Phòng giảm 9 người và giảm 7 nhân viên các mảng văn thư, kế toán, phục vụ khác.

Hoan nghênh việc hợp nhất 2 Sở tại Lào Cai, ông Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhấn mạnh, đây là một minh chứng cho thấy, nếu quyết tâm làm thì sẽ tinh gọn được bộ máy, giảm số lượng biên chế cùng với đó là nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội cũng như cơ quan Nhà nước.

Ông Nguyễn Viết Chức. (Ảnh: Hoàng Thái)

Lâu nay nhiều nơi vẫn ngại việc sáp nhập, tinh giản biên chế bởi điều đó đồng nghĩa với việc mất ghế, mất chức, đụng chạm đến lợi ích cá nhân, thậm chí là lợi ích nhóm. Vì thế, nếu không giải quyết khéo léo, thỏa đáng thì từ xung đột lợi ích sẽ dẫn đến mất đoàn kết trong nội bộ cơ quan đơn vị.

“Khi nào vượt qua được chuyện lợi danh thì khi đó mới tinh gọn được bộ máy. Do đó, chúng ta cần đề cao tinh thần của cán bộ đảng viên, sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân của mình để tự nguyện, tự giác nhường “ghế” cho đồng chí mình, thậm chí sẵn sàng nghỉ hưu trước vài năm để tạo điều kiện cho lớp trẻ có cơ hội được phấn đấu. Có nghĩa ở đây đòi hỏi một tinh thần trách nhiệm cao, một tinh thần cống hiến và hy sinh, sẵn sàng nhường cái thuận lợi nhất cho đồng chí, đồng đội mình để hoàn thành sứ mệnh đổi mới” – ông Nguyễn Viết Chức nhấn mạnh.

Việc sắp xếp, tinh giản biên chế là việc khó, phức tạp và nhạy cảm, nó chẳng khác gì một cuộc “đại phẫu” cắt bỏ những bộ phận dư thừa của cơ thể. Việc cắt bỏ có thể sẽ đau nhưng nếu để lâu sẽ phát sinh trọng bệnh, ảnh hưởng tới sức khỏe. Chính vì vậy, cuộc “đại phẫu” không còn đường lùi, cần phải quyết tâm làm, nếu không làm sẽ ảnh hưởng tới một loạt vấn đề như an sinh xã hội, đời sống của cán bộ công chức, viên chức, ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý nhà nước cũng như phát triển kinh tế - xã hội.

Theo nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, vấn đề này cần phải tính toán một cách kỹ lưỡng trên tinh thần đảm bảo quyền lợi chính đáng cả về vật chất và tinh thần cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động. Nếu không cẩn thận thì sau một số năm không đạt hiệu quả lại tách ra thì rất tốn kém.

Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là nhu cầu bức thiết cho mục tiêu kiến tạo phát triển. Thời cơ đã chín muồi, các bộ ngành, địa phương cần hành động quyết liệt, làm nghiêm từ trên xuống dưới. Các Sở ngành, cơ quan tương đồng về chức năng, nhiệm vụ thì nên sáp nhập, cùng với đó là tăng cường sự quản lý Nhà nước, giảm bớt những công việc, đầu mối cụ thể, không làm thay cho thị trường, người dân, doanh nghiệp thì mới có thể sáp nhập nhiều đơn vị vào làm một.

Xử lý người đứng đầu nếu để bộ máy phình to

Ông Nguyễn Viết Chức thẳng thắn nhìn nhận, sau nhiều năm nỗ lực số lượng biên chế giảm không đáng kể mà lại có xu hướng phình to. Cụ thể, theo báo cáo của Chính phủ, năm 2017 phát hiện thừa biên chế với hơn 57.000 người trong khu vực Nhà nước.

Theo kết quả 2 năm thực hiện tinh giản không những giảm mà còn tăng thêm 96.000 người kéo theo chi thường xuyên tăng hơn 16%, có nghĩa bộ máy vừa lớn vừa cồng kềnh, vừa thừa trong sức ép cải cách tiền lương đã được Quốc hội thông qua. Chính vì vậy, với tiến độ giảm biên chế như hiện nay thì mục tiêu giảm 10% biên chế vào năm 2021 sẽ không đạt được.

Cũng theo ông Nguyễn Viết Chức, cần giao trách nhiệm cho người đứng đầu về quyền quyết định con người cũng như ngân sách để thực hiện tinh giản biên chế. Cùng với đó là quy định rõ trách nhiệm và chế tài kỷ luật cán bộ lãnh đạo quản lý khi để bộ máy phình to. “Bởi nếu chỉ dừng lại ở việc nghiêm túc rút kinh nghiệm, nghiêm khắc kiểm điểm thì sẽ không đủ sức răn đe”.

 “Cùng với việc sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế thì siết chặt tuyệt đối việc phình bộ máy. Chúng ta phải hiểu cán bộ công chức là được nhân dân tín nhiệm, được nhân dân đóng tiền thuế cho cán bộ hưởng lương. Dân thuê 2 người nhưng chúng ta lại có tới 4 thì rõ ràng là tốn công. Như luật Hồng Đức (thời Lê) quy định xử phạt rất nghiêm đối với quan lại bổ nhiệm, tuyển dụng cán bộ làm việc trong cơ quan Nhà nước không đúng quy định, như phạt 60 trượng, hay bãi chức. Trong bối cảnh hiện nay chúng ta cũng nên kế thừa tinh thần này, ai ký bổ nhiệm thừa cán bộ thì phải phạt, thậm chí mất chức thì mới làm gương được” – ông Nguyễn Viết Chức nhấn mạnh.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản