Tin mới

Xác định được trọng tâm, trọng điểm, rõ đối tượng và phạm vi giám sát

(Mặt trận) - Tại Hội nghị Sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị (Khóa XI) sáng 22/2, đại biểu tại các điểm cầu đã tập trung thảo luận làm rõ sự phối hợp giữa cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên trong quá trình triển khai thực hiện; những vấn đề đặt ra trong vai trò chủ trì của MTTQ Việt Nam và việc nêu cao trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh cho biết, 5 năm qua, UBND tỉnh đã chủ động phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm, tạo điều kiện để Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trên địa bàn triển khai thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng chính quyền.

5 năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn đã thành lập 413 đoàn, tổ chức giám sát 875 cuộc với 413 nội dung; tổ chức 66 hội nghị phản biện, lấy ý kiến tham gia góp ý 1.830 dự thảo văn bản, đề án, chương trình quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống, quyền lợi của đại bộ phận nhân dân; tổ chức gần 15 nghìn cuộc tiếp xúc giữa ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp với hàng ngàn lượt cử tri; tổ chức 128 cuộc đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền với nhân dân.

Ông Thanh cho rằng, hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ đã được UBND tỉnh và các cơ quan hành chính trên địa bàn phối hợp thực hiện chặt chẽ, hiệu quả, đã góp phần phát huy dân chủ, tạo đồng thuận xã hội, nhất là ở cơ sở.

Để triển khai thực hiện hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội, ông Nguyễn Tuấn Thanh cho rằng, MTTQ các cấp phải có đội ngũ cán bộ có trình độ chính trị, chuyên môn, có năng lực hoạt động thực tiễn để đáp ứng yêu cầu công tác phản biện và triển khai hiệu quả công tác giám sát.

Đặc biệt, việc xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát và phản biện hàng năm phải sát với tình hình địa phương, những vấn đề mà người dân, dư luận xã hội đang quan tâm, những chính sách mới có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người dân trước khi ban hành.

Chia sẻ kinh nghiệm về vai trò hoạt động phản biện xã hội, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội Dương Cao Thanh cho biết, nét mới đó là tất cả các nội dung phản biện xã hội đều được Mặt trận thành phố thực hiện khảo sát thực tế.

Ông Thanh cho biết, để phản biện dự thảo Nghị quyết Quy định cơ chế hỗ trợ từ ngân sách thực hiện đề án chương trình sữa học đường", đoàn khảo sát đã xuống tận các trường mầm non, gặp gỡ, thu thập ý kiến của hàng trăm phụ huynh học sinh. Hay với dự thảo Nghị quyết "Về việc quy định mức hỗ trợ vùng ảnh hưởng môi trường cho người dân xung quanh các khu vực xử lý chất thải trên địa bàn thành phố", đoàn khảo sát đã đến bãi rác Xuân Sơn - thị xã Sơn Tây và bãi rác Nam Sơn - huyện Sóc Sơn để giám sát thực tế, gặp gỡ người dân bị ảnh hưởng để thu thập ý kiến, kiến nghị.

"Do được khảo sát thực tế nên các ý kiến tham gia tại hội nghị phản biện xã hội đều bám sát thực tiễn, thể hiện nguyện vọng chính đáng của nhân dân, doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào xây dựng văn bản của các cấp chính quyền sát với thực tiễn", ông Dương Cao Thanh nói.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động phản biện xã hội, MTTQ thành phố Hà Nội đề nghị Mặt trận Trung ương tiếp tục nghiên cứu và có chỉ đạo cụ thể hóa nội dung, thể chế hóa về cơ chế công tác phản biện xã hội, đặc biệt là phản biện xã hội về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.

Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu luật pháp hóa những nội dung về phản biện xã hội làm căn cứ pháp lý để MTTQ các cấp tiến hành phản biện xã hội nghiêm túc và hiệu quả hơn.

Chia sẻ bài học kinh nghiệm trong hoạt động giám sát, ông Vũ Thành Lưu, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, các nội dung giám sát không thực hiện dàn trải, phải xác định được trọng tâm, trọng điểm, rõ đối tượng, nội dung, phạm vi giám sát cụ thể, xuất phát từ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân. Đồng thời phải có quyết tâm cao, mạnh dạn, sáng tạo trong cách làm, không ngại đụng chạm; phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm, kiên trì đeo bám và giám sát có hiệu quả, không “đánh trống bỏ dùi”.

Trong công tác chuẩn bị giám sát, ông Vũ Thành Lưu chia sẻ, trước khi giám sát phải tiến hành thu thập thông tin, khi cần thiết có thể tổ chức khảo sát, tìm hiểu thực tiễn để nắm tình hình một cách cụ thể, chính xác, nắm chắc đối tượng cần giám sát để có ý kiến, kiến nghị cụ thể, sắc nét và thuyết phục. Bên cạnh đó cũng liên hệ với cơ quan chức năng, chuyên gia ở lĩnh vực mình giám sát để nắm thêm tình hình, cơ sở pháp lý nhằm phục vụ cho việc kiến nghị.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản