Tin mới

Xác định rõ thẩm quyền xử phạt, tránh bất cập trong xử lý vi phạm

(Mặt trận) - Sáng 1/8, tại Hà Nội, Hội đồng Tư vấn về Tôn giáo - Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị góp ý vào Dự thảo Nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực chủ trì Hội nghị.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

Dự thảo Nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo gồm 4 chương và 38 điều, quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản…

Trên cơ sở rà soát các nội dung quy định tại Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo và Nghị định 162 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo và đánh giá thực tiễn thi hành các văn bản pháp luật này, dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo đã có sự chỉnh lý, hoàn thiện hơn so với dự thảo Nghị định đã trình Chính phủ trong tháng 10/2017 theo hướng mô tả hành vi vi phạm cụ thể, rõ ràng hơn để có thể xác định và xử phạt được trong thực tiễn, rà soát lại các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

Theo dự thảo Nghị định, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo là 30 triệu đồng đối với cá nhân và 60 triệu đồng đối với tổ chức. Đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức.

Góp ý tại Hội nghị, đa số các ý kiến đều bày tỏ đồng tình với các nội dung dự thảo Nghị định được xây dựng phù hợp với Hiến pháp và các quy định pháp luật có liên quan, bảo đảm về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, phù hợp với thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành trong thực tiễn. Các ý kiến đại biểu cũng đề nghị Ban soạn thảo trong quá trình hoàn thiện dự thảo Nghị định cần mô tả rõ các hành vi vi phạm, quy định cụ thể các hình thức xử phạt, mức xử phạt, phân định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc xử lý các vi phạm…

Trên cơ sở các ý kiến đóng góp của các đại biểu tại Hội nghị, Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Bùi Thanh Hà khẳng định, Ban soạn thảo, Tổ biên tập sẽ tiếp thu từ đó rà soát, tiếp tục hoàn thiện dự thảo nghị định để trình Chính phủ theo kế hoạch.

Trân trọng tiếp thu những ý kiến tâm huyết, thẳng thắn của các đại biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực đề nghị Ban soạn thảo, Tổ biên tập trong quá trình hoàn thiện dự thảo Nghị định cần quan tâm để mô tả, làm rõ hành vi vi phạm trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo từ đó xác định rõ thẩm quyền xử phạt tránh những bất cập trong xử lý vi phạm.

Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực cho biết, sau Hội nghị, UBTƯ MTTQ Việt Nam sẽ tiếp thu, tập hợp các ý kiến của các đại biểu gửi tới các cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện dự thảo Nghị định để đảm bảo tính khả thi, tạo sự đồng thuận trong quá trình thực hiện.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản