Tin mới

Xin chữ cầu may đầu năm ở phố ông Đồ

(Mặt trận) - Đầu xuân năm mới, nhiều người có thói quen ghé thăm phố ông Đồ, Văn Miếu, vừa để vãn cảnh, vừa xin chữ đầu năm lấy may. Ở Văn Miếu, hiện tại có hai nơi có thể xin chữ. Một ở nhà Thái Học, một ở hồ Văn.

Trang trọng Lễ dâng hương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên, tỉnh Phú Thọ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là bản anh hùng ca bất diệt, “một dấu mốc bằng vàng chói lọi”

Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ: Không bao giờ quên những người làm nên “cột mốc vàng” của lịch sử

“Theo truyền thống thì hoạt động cho chữ vẫn diễn ra ở phía trong Văn Miếu. Trước đây vài năm còn có phố ông đồ ở phía ngoài Văn Miếu. Nay chúng tôi đã đưa những người viết chữ ở ngoài Văn Miếu vào khu hồ Văn. Tất nhiên, những người này đã được tuyển chọn để bảo đảm hiểu biết về chữ nghĩa, có thể viết đẹp và cũng có thể giải thích ngữ nghĩa cho người xin chữ”, ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm hoạt động khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám nói. 

Tại khu vực hồ Văn, người dân có thể trực tiếp xin chữ và mua giấy tại các gian hàng. Giá giấy viết chữ thay đổi theo loại giấy và khổ giấy. Tuy nhiên, Trung tâm hoạt động khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám đã quy định giá trần là 200.000 đồng/tờ. Ở khu vực nhà Thái học, giấy được bán tại một quầy riêng. Người dân mua giấy với giá 100.000 đồng rồi đi xin chữ. Giá chữ không có quy định cụ thể, tùy tâm người trả. Theo chị Nguyễn Thị Lan (45 tuổi, trú tại Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Năm nay con tôi sắp thi Đại học nên muốn đến đây xin chữ để cháu đạt kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới”.

Đầu xuân năm mới, nhiều người ghé thăm phố ông Đồ để xin chữ đầu năm lấy may.

 “Người viết chữ đã được sát hạch. Và tôi thấy mọi người có xu hướng thích xin chữ của các ông đồ già hơn là các ông đồ trẻ”, anh Ngọc Thắng cho biết.

Một ông đồ đang thả hồn vào từng nét chữ.

Chị Nguyễn Thị Lan (trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) xin chữ để mong cho con chị đạt kết quả tốt trong kỳ thi Đại học sắp tới.

Ban tổ chức còn bố trí màn hát quan họ trên hồ Văn.

Năm nay có 63 ông đồng đã qua sát hạch để tham gia vào hoạt động cho chữ tại hồ Văn. Ban tổ chức cũng mời thêm 8 khách mời là những nhà nghiên cứu Hán Nôm để cho chữ tại khu vực nhà Thái Học.

Một quầy cho trẻ tập  tô tranh truyền thống của Việt Nam nhằm giúp các cháu hiểu về giá trị văn hóa của người Việt.

Các bạn trẻ đang xem mẫu chữ để xin.

“Năm nay chúng tôi đã đưa những người viết chữ ở ngoài Văn Miếu vào khu hồ Văn. Tất nhiên, những người này đã được tuyển chọn để bảo đảm hiểu biết về chữ nghĩa, có thể viết đẹp và cũng có thể giải thích ngữ nghĩa cho người xin chữ”, ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm hoạt động khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám nói.

Sự kiện Đội tuyển bóng đá U23 Quốc gia thành công trên đấu trường quốc tế cũng được đưa vào dịch vụ viết chữ tên các cầu thủ.

Ở Văn Miếu, hiện tại có hai nơi có thể xin chữ. Một ở nhà Thái học, một ở hồ Văn. “Theo truyền thống thì vẫn có cho chữ ở phía trong Văn Miếu”.

Tại khu vực hồ Văn, người dân có thể trực tiếp xin chữ và mua giấy tại các gian hàng. Chi phí cho chữ không có quy định cụ thể, tùy tâm người xin chữ.

Một gia đình trẻ rất tâm đắc với chữ mà mình vừa xin được tại hồ Văn.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản