Tin mới

Xôn xao biệt thự trăm tỉ: Cần minh bạch tài sản công chức

Thông tin Đại tá Lê Văn Tam - Giám đốc Công an TP Đà Nẵng có biệt thự trị giá trăm tỉ trên khu đất “vàng” gây xôn xao dư luận, tiếp tục làm “nóng” vấn đề quản lý, minh bạch tài sản công chức.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

 Căn biệt thự được cho là của đại tá Lê Văn Tam- Giám đốc Công an TP. Đà Nẵng. Ảnh: Người đưa tin.

Từ thông tin biệt thự trăm tỉ của Giám đốc Công an Đà Nẵng, TS Nguyễn Hoàng Chương tính toán, nếu lương khoảng 30 triệu đồng/tháng cũng phải mất 277 năm mới có 100 tỉ. Vậy công chức lấy tiền đâu mua đất, xây biệt thự?

Đó là câu hỏi không dễ trả lời, ngay cả với chủ nhân của khối tài sản đó. Và đây còn là một khoảng trống quá lớn trong việc quản lý, minh bạch tài sản công chức nói riêng và xã hội nói chung. Không minh bạch được tài sản công chức, có nghĩa là những đối tượng tham nhũng vẫn có dư địa thoải mái để tung hoành, vì không cần phải chứng minh nguồn gốc tài sản.                             

Hiện đã có quy định về kê khai tài sản bắt buộc đối với một số đối tượng công chức. Tuy nhiên, cách làm này chỉ có tính chất hình thức, nửa vời vì không có cơ chế kiểm tra, giám sát, không xác định được nội dung kê khai đúng hay sai. Nhiều địa phương đã than phiền về vấn đề này. Nội dung kê khai cũng không được công bố để người dân kiểm tra, giám sát.

Quan chức cũng không có nghĩa vụ phải chứng minh nguồn gốc tài sản, dù lớn đến đâu, mà chỉ bị xử lý khi kê khai thiếu trung thực, hay giải trình về biến động tài sản và nguồn gốc tài sản tăng thêm không trung thực. Chế tài xử lý mặc dù đã có các hình thức kỷ luật, tuy nhiên người bị kỷ luật còn rất ít, và mức độ cũng chỉ nhẹ nhàng. 

Việc quản lý, minh bạch tài sản công chức có nhiều vướng mắc do quan niệm đây là thông tin thuộc về cá nhân, đời tư. Về cơ chế, là bài toán “con gà-quả trứng”: Cần tăng lương công chức lên mức đủ sống, mới có điều kiện chống tham nhũng. Ngược lại, là yêu cầu chống tham nhũng triệt để, tăng trưởng kinh tế để có ngân sách trả lương cao. Bài toán này đã tồn tại nhiều năm chưa có lời giải.

Ngoài ra, cơ chế còn nhiều kẻ hỡ, chế tài xử lý hành vi tham nhũng chưa nghiêm, tình trạng tham nhũng phổ biến nên có hiện tượng bao che cho nhau… làm cho công cuộc chống tham nhũng ngày càng khó khăn.

Với thông tin biệt thự trăm tỉ và những khối tài sản khổng lồ khác của một số quan chức được phản ánh gần đây, thực tiễn đặt ra yêu cầu bức thiết phải minh bạch nguồn gốc tài sản công chức. Giai đoạn đầu, phải minh bạch với tổ chức, và sau đó là được cộng đồng giám sát. Nếu để tình trạng “tranh tối tranh sáng” kéo dài, sẽ tạo ra nhiều hệ lụy.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản