Tin mới

Điều kiện giành lại quyền nuôi con sau ly hôn

Tôi và chồng đã ly hôn năm 2015, tôi nuôi cháu lớn, năm nay 9 tuổi và chồng tôi nuôi cháu nhỏ,năm nay 6 tuổi. Gần đây chồng cũ tôi hay đánh mắng cháu vô cớ (ba cháu vừa đi cai nghiện về, tính nóng nảy). Hiện tôi đã tái hôn, vợ chồng tôi có thu nhập ổn định. Tôi muốn giành lại quyền nuôi từ chồng cũ có được không, cần những điều kiện gì?

Hướng dẫn tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Đề cương tuyên truyền 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 55 thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người

Ảnh minh họa

Trường hợp bạn hỏi, trả lời như sau:

Khoản 1, 2, 3 Điều 84, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

 “1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Như vậy, theo quy định tại điểm b, khoản 2 nêu trên, để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con, bạn phải chứng minh chồng cũ của bạn không đủ điều kiện để tiếp tục trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Các điều kiện cần chứng minh bao gồm:

- Điều kiện kinh tế: mức thu nhập hàng tháng, tài sản hiện có, nhà ở hợp pháp...

- Điều kiện về tinh thần: đạo đức, phẩm chất, trình độ học vấn của cha và mẹ, thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí…

Như vậy, theo như hoàn cảnh bạn nêu, để giành được quyền nuôi con, bạn cần có các chứng cứ để chứng minh chồng cũ của bạn không còn đủ điều kiện trực tiếp nuôi con đồng thời chứng minh bạn có đủ điều kiện để đảm bảo việc nuôi dưỡng con.

Về việc xem xét nguyện vọng của con, khoản 3 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.”

Đồng thời, khoản 3 Điều 208 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định:

“Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, khi trong vụ việc dân sự yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, việc xem xét, lấy ý kiến của con chỉ được thực hiện trong trường hợp con đủ 7 tuổi trở lên. Do con của bạn năm nay mới 6 tuổi nên không thuộc trường hợp được lấy ý kiến khi thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản