Tin mới

Hướng dẫn đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới

(Mặt trận) -Ngày 20/9, Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành Hướng dẫn số 24-HD/BTGTW về đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bản Hướng dẫn.

Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

Trước yêu cầu, nhiệm vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới, Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn đẩy mạnh tuyên truyền trong thời gian tới như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tuyên truyền, quán triệt sâu rộng, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các giải pháp của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước năm 2021, tạo đà thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trong những năm tiếp theo.

2. Tiếp tục tuyên truyền, phát huy các giá trị, truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cổ vũ, động viên các cấp, các ngành, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, đồng bào ta ở trong nước và nước ngoài nỗ lực vượt lên khó khăn, thách thức chung sức, đồng lòng, quyết tâm vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục và duy trì phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khoẻ thể chất, tinh thần của Nhân dân.

3. Các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, đơn vị chức năng cần bám sát yêu cầu, nhiệm vụ phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới để huy động, kết nối lực lượng, triển khai công tác tuyên truyền thường xuyên, liên tục, kịp thời, nhanh nhạy, linh hoạt, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với từng địa bàn, nhóm đối tượng. Các hoạt động thông tin, tuyên truyền cần phải chủ động, đi trước làm công tác tư tưởng, định hướng dư luận xã hội để đưa chủ trương, giải pháp mới về phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội vào cuộc sống; đồng thời phải tích cực tham gia tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong quá trình khôi phục sản xuất - kinh doanh, thực hiện các chính sách an sinh và an toàn xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, nhất là ở những nơi bị tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch.

II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN

1. Tuyên truyền, quán triệt tư tưởng, quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước: “Chống dịch như chống giặc”, “kiên định thực hiện mục tiêu kép phòng, chống dịch hiệu quả đồng thời phát triển kinh tế, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe Nhân dân”; khẳng định những thành tựu đạt được của đất nước trên các lĩnh vực thời gian qua trong bối cảnh khó khăn, cả thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19; khẳng định công tác phòng, chống dịch của Việt Nam đang đi đúng hướng và đã đạt được một số kết quả bước đầu rất quan trọng.

2. Tập trung phân tích, lý giải sâu sắc, cụ thể chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân đối với công tác phòng, chống dịch bệnh, phát triển kinh tế - xã hội được nêu trong Kết luận số 07-KL/TW, ngày 11/6/2021 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hộiLời kêu gọi phòng, chống đại dịch Covid-19 ngày 29/7/2021 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Nghị quyết số 30/2021/QH15, ngày 28/7/2021 của Quốc hội về Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 86/NQ-CP, ngày 06/8/2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15, ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 105/NQ-CP, ngày 09/9/2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19 và các công điện, kết luận của Thủ tướng Chính phủ,… Chú trọng tuyên truyền, nhấn mạnh tạo sự thống nhất nhận thức khống chế dịch tuyệt đối là rất khó khăn; “phòng dịch vẫn là chính, là cơ bản, chiến lược, lâu dài; tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác”; các cấp, các ngành, doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan, đơn vị cần chủ động các phương án, kịch bản chống dịch thích ứng, phù hợp, hiệu quả, với tinh thần “bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân là trên hết, trước hết”; “Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, văn hóa, môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, vì mục tiêu cuối cùng là sức khỏe, tính mạng, hạnh phúc, ấm no của Nhân dân...”; công tác phòng, chống dịch phải “từ xa, từ sớm, từ cơ sở”, “người dân là trung tâm phục vụ, là chủ thể trong phòng, chống dịch; xã, phường, thị trấn thật sự là “pháo đài”, người dân thật sự là “chiến sỹ” trong phòng, chống dịch.

3. Tuyên truyền, phản ánh kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, của các ban, bộ, ngành và cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp; đồng thời tuyên truyền, cập nhật các chính sách mới của Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân trong tháo gỡ khó khăn, giải quyết các vấn đề an sinh, an toàn xã hội, bảo đảm đời sống và sức khỏe Nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội đất nước sau những tác động tiêu cực của đại dịch.

4. Tiếp tục tuyên truyền Chỉ thị 15, 16, 19 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch nhưng với từng vùng, từng địa bàn, đặc điểm dân cư cần tập trung những nội dung trọng tâm, trọng điểm như sau:

4.1. Đối với “vùng xanh” - vùng bình thường mới: Không ngừng tuyên truyền, vận động, khuyến cáo cấp ủy đảng, chính quyền và người dân không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác về nguy cơ dịch bệnh, chấp hành tốt các biện pháp phòng, chống dịch; thường xuyên giám sát chặt chẽ hoạt động đi, đến và cư trú tại “vùng xanh”; quyết tâm giữ vững “vùng xanh”, không để “chuyển màu”. Đồng thời, tuyên truyền triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân phát huy lòng yêu nước và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân ra sức thi đua làm việc với năng suất và hiệu quả cao nhất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo nguồn lực hỗ trợ thiết thực, hiệu quả đối với “vùng đỏ”, “vùng vàng” hoặc “vùng cam”.

4.2. Đối với “vùng vàng” hoặc “vùng cam” - vùng nguy cơ và nguy cơ cao: Tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với mức độ nguy cơ tại vùng; thường xuyên cảnh báo nguy cơ “đỏ hóa”; quán triệt không cực đoan khi “vàng hóa”, “cam hóa” và cũng không nôn nóng “xanh hóa”; tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc “người ở vùng nào, ở vùng đó” để khoanh vùng, xử lý, dập dịch triệt để tại vùng. Động viên người dân tin tưởng, đồng thuận với các biện pháp phòng, chống dịch của Đảng, Nhà nước; đề cao vai trò, trách nhiệm, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và mỗi người dân để “vùng vàng”, “vùng cam” nhanh chóng được “xanh hóa”. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và Nhân dân nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, tranh thủ mọi điều kiện an toàn để thích ứng, duy trì lao động, sản xuất, kinh doanh để phát triển kinh tế - xã hội nhưng vẫn bảo đảm nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.

4.3. Đối với “vùng đỏ” - vùng nguy cơ rất cao: Quán triệt thực hiện nghiêm quy định về giãn cách giữa cá nhân với cá nhân, giữa gia đình với gia đình; nhắc nhở, vận động người dân ở trong nhà, tuyệt đối không ra ngoài khi không thực sự cần thiết và phải được sự cho phép của chính quyền; tiếp tục thông tin cảnh báo nguy cơ tiêu cực và các biện pháp phòng, chống dịch tại vùng. Tập trung tuyên truyền với mục tiêu an dân, vì dân; đề cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và người dân trong thực hiện mục tiêu thu hẹp “vùng đỏ” với phương châm: mỗi người dân thật sự là “chiến sỹ”, mỗi gia đình, mỗi xã, phường thật sự là “pháo đài” trong phòng, chống dịch. Đẩy mạnh lan tỏa, chia sẻ tinh thần lạc quan, sự yêu thương, đùm bọc, cùng nhau vượt qua khó khăn, dịch bệnh. Tích cực phát hiện, đề xuất, kiến nghị các giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ các đối tượng yếu thế, các gia đình khó khăn, bị nhiều tổn thất do tác động của dịch bệnh. 

5. Tăng cường tuyên truyền các chỉ dẫn của Bộ Y tế và kiến thức khoa học về phòng, chống dịch Covid-19, nhất là các kỹ năng cần thiết và ý thức, trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, xã hội để người dân tự phòng tránh khi phải cách ly hoặc chữa trị tại nhà; động viên Nhân dân chủ động, tích cực, tự giác thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Tuyên truyền, giải thíchTiêm vắc xin phòng Covid-19 là quyền lợi đối với cá nhân, là trách nhiệm đối với cộng đồng”; “vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất”; thực hiện bao phủ vắc xin Covid-19 cho toàn dân là mục tiêu, là biện pháp nhằm sớm đẩy lùi và hạn chế sự lây lan của đại dịch.

Tiếp tục tuyên truyền, cảnh báo về mức độ nguy hiểm và cơ chế lây lan dịch Covid-19 hiện nay. Đồng thời thông tin, tuyên truyền kịp thời, khách quan, minh bạch, cân bằng diễn biến tình hình dịch, công tác phòng, chống dịch, kết quả điều trị trong nước, khu vực và quốc tế. Chú trọng thông tin, phản ánh việc ứng xử với người mắc bệnh, người bị cách ly; phê phán tư tưởng chủ quan, lơ là mất cảnh giác, cố tình vi phạm quy định chống dịch của một bộ phận Nhân dân.

Tuyên truyền kinh nghiệm phòng, chống dịch của các địa phương trên cả nước, phương thức có hiệu quả của các nước trong khu vực và thế giới, kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong nước phục vụ công cuộc phòng, chống dịch. Đồng thời, tuyên truyền, phản ánh các ý kiến đóng góp xác đáng, trách nhiệm của các tầng lớp Nhân dân, nhất là nhân sỹ, tri thức, nhà khoa học, doanh nhân, góp phần bổ sung hoàn thiện hơn nữa các giải pháp vừa chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

6. Tuyên truyền, khích lệ tinh thần chủ động, trách nhiệm, tận tụy hết mình của các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị chức năng, đặc biệt là lực lượng y tế, quân đội, công an và đội ngũ cán bộ ở cơ sở nơi tuyến đầu chống dịch; biểu dương gương “người tốt”, “việc tốt”, những hành vi và nghĩa cử nhân văn, cao đẹp trong xã hội.

Tuyên truyền, lan tỏa những tín hiệu lạc quan, điểm sáng trong tổ chức và khôi phục kinh tế, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, nhất là ở những vùng bị ảnh hưởng nặng của dịch Covid-19. Đề cao tinh thần tự lực, tự cường, hỗ trợ lẫn nhau, giải quyết khó khăn; khắc phục tâm lý ngồi chờ hay ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước, địa phương; phát hiện, nhân rộng kịp thời những mô hình vượt khó của địa phương, doanh nghiệp, tổ chức, những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả. Tăng cường tuyên truyền lan tỏa những hình ảnh đậm tính nhân văn, tương thân tương ái, tinh thần đoàn kết, sẻ chia của toàn xã hội trong bối cảnh cả nước chống dịch; động viên sức mạnh tinh thần, củng cố niềm tin cho Nhân dân, đội ngũ y tế và lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch.

Khích lệ, động viên các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giữ vững niềm tin vào nội lực, tiềm năng phát triển, khả năng khôi phục sản xuất, bảo đảm chuỗi cung ứng hàng hóa của Việt Nam; tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn, tích cực đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh thích ứng an toàn với dịch bệnh.

7. Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam;  thể hiện sâu sắc bản chất tốt đẹp, nhân văn, tất cả vì Nhân dân của Nhà nước, của chế độ; thể hiện tinh thần yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; lòng nhân ái, ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm đẩy lùi đại dịch, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của con người Việt Nam; đồng thời thể hiện tình cảm trân quý đối với sự hợp tác, hỗ trợ tích cực của bạn bè quốc tế đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19 của nước ta.

8. Chủ động đấu tranh, phản bác kịp thời với những thông tin giả, tin xấu độc ảnh hưởng tiêu cực đến công cuộc phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội. Lên án mạnh mẽ những hành vi lợi dụng dịch bệnh để trục lợi cá nhân, như: đầu cơ, “thổi giá” hàng hóa; làm giả giấy đi đường, giấy chứng nhận tiêm chủng; vi phạm quy định về thực hiện giãn cách xã hội; che giấu thông tin về các trường hợp có dấu hiệu nhiễm bệnh…

III. CÁC HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN CHỦ YẾU

1. Tuyên truyền trên báo chí, trên nền tảng số, internet, cổng/trang thông tin điện tử các ban, bộ, ngành, địa phương và mạng xã hội (Facebook, Zalo, Youtube…) bằng hình thức livestream, video, clip, banner ảnh, infographics, biểu ngữ cổ động, tin nhắn …

2. Tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh cơ sở, đội truyền thông lưu động, loa tay, thông qua hội nghị, sinh hoạt chính trị - xã hội; chú trọng phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở để tuyên truyền phòng, chống dịch sâu sát, cụ thể, “đi từng ngõ, gõ từng nhà”; nhắc nhở, vận động người dân vừa tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch, vừa tăng gia lao động, sản xuất, kinh doanh với tinh thần như thời chiến “vừa sản xuất, vừa chiến đấu”. 

3. Tuyên truyền, thông tin, cổ động trên các phương tiện trực quan: băng - rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích, phim, ảnh, triển lãm… trên các trục đường chính, chợ dân sinh, siêu thị, bệnh viện, tổ dân phố, khu chung cư, khu lao động, khu công nghiệp, chế xuất…; tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hóa - văn nghệ.

4. Tổ chức tuyên truyền trên các ấn phẩm sách, tài liệu, tờ rơi, tờ gấp…

5. Tuyên truyền thông qua các tọa đàm, hội thảo khoa học, các cuộc gặp gỡ, giao lưu…

          IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương

- Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, kịch bản tuyên truyền của bộ, ngành, địa phương để triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Đồng thời, chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền các phong trào thi đua, phát huy tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, sẻ chia, trách nhiệm xã hội của mỗi người dân trong công tác phòng, chống dịch và phát triển sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ tính mạng và sức khỏe của Nhân dân.

 - Chú trọng tuyên truyền, động viên tinh thần Nhân dân, nhất là vùng dịch diễn biến phức tạp; tăng cường sâu sát, lắng nghe ý kiến của người dân và doanh nghiệp; tổ chức đối thoại trực tiếp, trực tuyến cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc của người dân và doanh nghiệp, kiên quyết không tạo điểm nóng ở cơ sở.

- Chỉ đạo, quán triệt cán bộ, đảng viên thực hiện nghiêm kỷ luật phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; đề cao vai trò, trách nhiệm nêu gương của cấp ủy đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu, thủ trưởng cơ quan, đơn vị; chỉ đạo, phối hợp xử lý nghiêm các đối tượng phát tán thông tin giả, sai sự thật về tình hình dịch bệnh, công tác phòng, chống dịch và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

2. Ban Tuyên giáo Trung ương

- Xây dựng và ban hành Hướng dẫn đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.

- Chỉ đạo nắm và dự báo sát tình hình tư tưởng, dư luận xã hội; đấu tranh, phản bác kịp thời thông tin, luận điệu sai trái, xuyên tạc về công tác phòng, chống dịch và triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Phối hợp chặt chẽ với Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban cán sự đảng Bộ Y tế và các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan chỉ đạo, định hướng và tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền trong Đảng, xã hội.

3. Ban cán sự đảng Bộ Y tế

- Chỉ đạo các đơn vị chức năng cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho các ban, bộ, ngành, địa phương về các vấn đề liên quan tới công tác phòng, chống dịch; quan tâm làm tốt công tác tư tưởng, tâm lý và có chính sách hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế và các y, bác sỹ trong Ngành, nhất là những người đang làm việc nơi tuyến đầu chống dịch.

- Chỉ đạo cơ sở y tế, đặc biệt là các nhân viên y tế tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm để vừa làm tốt vai trò của người thầy thuốc nhân dân, vừa là những tuyên truyền viên, hướng dẫn người bệnh và gia đình người bệnh chủ động phòng ngừa và giữ gìn, nâng cao sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

- Phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông trong chỉ đạo, định hướng và tổ chức thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh.

4. Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số để truyền thông nhanh chóng, kịp thời, phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm đời sống và sức khỏe của Nhân dân.

- Quản lý, giám sát chặt chẽ thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở về phòng, chống dịch bệnh; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử đăng, phát những thông tin sai sự thật, ảnh hưởng tiêu cực đến công tác phòng, chống dịch; rà soát, chặn, lọc, xử lý các tài khoản mạng xã hội đăng tải các thông tin xuyên tạc, phản động gây hoang mang hay kích động phản ứng tiêu cực của dư luận xã hội.

5. Ban cán sự đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Chỉ đạo, hướng dẫn công tác thông tin cổ động trực quan về phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội; chú trọng tới việc tuyên truyền tại nơi công cộng, khu vực tập trung dân cư, “vùng đỏ”, “vùng cam”, “vùng xanh”…

- Chỉ đạo xây dựng phim, tổ chức triển lãm ảnh và các chương trình nghệ thuật để khơi dậy và phát huy các giá trị, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của con người Việt Nam vào công tác phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình hiện nay. Có chính sách khuyến khích, động viên văn nghệ sỹ vào biểu diễn, sáng tác các tác phẩm văn học - nghệ thuật tại các khu vực cách ly, các bệnh viện dã chiến với tinh thần “tiếng hát át bệnh tật”.

- Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam, các Hội Văn học - Nghệ thuật chuyên ngành ở Trung ương và địa phương vận động các văn nghệ sĩ đẩy mạnh hơn nữa việc sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cổ động công tác phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội.

6. Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao

Chủ động xây dựng kế hoạch định hướng thông tin tuyên truyền cho các cơ quan thông tấn báo chí nước ngoài, các cơ quan đại diện của nước ngoài tại Việt Nam và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài về công cuộc phòng, chống dịch Covid-19; khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam trong phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội; tích cực tuyên truyền kết quả vận động, tổ chức đàm phán, triển khai có hiệu quả các giải pháp ngoại giao nhằm tăng số lượng vắc xin Covid-19 cho nước ta.

7. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội

- Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tổ chức Mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên.

- Bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình tư tưởng, tâm trạng của các giai tầng xã hội, nhất là những khó khăn, vướng mắc trong đời sống sinh hoạt của đoàn viên, hội viên, Nhân dân ở những khu vực, địa phương bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh; qua đó, tham mưu, đề xuất kịp thời với cấp ủy những biện pháp ổn định tình hình tư tưởng.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các hoạt động, chương trình tình nguyện, từ thiện, hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất và tinh thần cho những đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh, những người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Vận động người dân, các tổ chức, doanh nghiệp đóng góp, đồng hành ủng hộ Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19.

8. Ban Tuyên giáo của các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội

- Tham mưu cấp ủy đảng xây dựng kế hoạch, hướng dẫn thông tin, tuyên truyền phù hợp với diễn biến tình hình, yêu cầu của công tác phòng, chống dịch và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; tăng cường công tác kiểm tra, định hướng thông tin, tuyên truyền, nhất là trên báo chí, mạng xã hội, hệ thống truyền thanh cơ sở để chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời.

- Chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, phương án, chương trình hành động cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả biện pháp phòng, chống dịch và phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ sức khỏe của Nhân dân.

- Nắm chắc tình hình tư tưởng, tâm trạng của các tầng lớp Nhân dân; đối với các khu vực có dịch bệnh diễn biến phức tạp hoặc bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh cần tham mưu cấp ủy làm tốt công tác tư tưởng, dự báo tình hình, xây dựng phương án, kịch bản, thông tin, tuyên truyền linh hoạt, phù hợp, bảo đảm giữ vững ổn định, trật tự, an toàn xã hội.

9. Các cơ quan thông tấn, báo chí

- Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo, định hướng tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông; nâng cao hơn nữa trách nhiệm, ý thức chính trị, đạo đức nghề nghiệp của lãnh đạo, phóng viên khi truyền thông những chính sách, thông tin quan trọng, vụ việc “ phức tạp”, “ nhạy cảm”.

Các cơ quan báo chí chủ lực, các trang thông tin điện tử, website các ban, bộ, ngành, địa phương, đơn vị phải làm tốt vai trò dẫn dắt, định hướng thông tin, tuyên truyền, tạo động lực để chiến thắng dịch bệnh, phát triển kinh tế - xã hội; tuyên truyền, động viên, cổ vũ các cấp, các ngành và các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia phòng, chống dịch và triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội bằng tinh thần quyết tâm như thời chiến “vừa sản xuất, vừa chiến đấu”. Chủ động lan tỏa những thông tin tích cực và đấu tranh, phản bác các thông tin giả, xuyên tạc về công tác phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức nhiều hình thức diễn đàn để các nhà quản lý, doanh nhân, nhà khoa học, Nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào công cuộc phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam tích cực, khẩn trương xây dựng các chương trình có nội dung khơi dậy tinh thần lạc quan, tin tưởng cho Nhân dân; chuyển tải những nỗ lực tích cực của cả nước thực hiện công cuộc chống dịch và triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới./.

 Ban Tuyên giáo Trung ương

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản