Tin mới

Ly hôn: Cha đẻ có được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi?

Vợ chồng tôi đang có ý định ly hôn, chúng tôi có 01 con chung 30 tháng tuổi. Hiện vợ tôi chưa có việc làm, trong khi tôi đã có công việc với thu nhập ổn định. Tôi muốn nuôi cháu có được không?

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 55 thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người

Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Kết luận số 81-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)

Trả lời như sau:

Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con” (khoản 3, Điều 81 Luật HNGĐ 2014).

Theo quy định trên, về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp:

– Người mẹ đồng ý cho bạn nuôi con.

– Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Như vậy, để được nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong trường hợp này, bạn phải thoả thuận và được sự đồng ý của người mẹ, hoặc đưa ra các chứng cứ chứng minh người mẹ không đủ điều kiện về vật chất, tinh thần để trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục con.

Tuy nhiên, khi con đủ 36 tháng tuổi, bạn có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.…

Khi có yêu cầu của bạn, Toà án sẽ xem xét lại điều kiện nuôi con của người vợ, nếu không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì toà án sẽ quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản