Tin mới

Phạm nhân có được chuyển tiền để làm từ thiện không?

Chú tôi hiện đang chấp hành án phạt tù về tội cố ý gây thương tích. Hiện chú tôi muốn tặng một khoản tiền cho một cháu bé chuẩn bị mổ tim. Tôi muốn hỏi chú tôi có thể chuyển tiền ra ngoài cho cháu bé được không?

Hướng dẫn tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Đề cương tuyên truyền 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 55 thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người

 Ảnh minh họa

Câu hỏi của bạn, trả lời như sau:

Theo Điều 44, Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định: 

1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:

a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;

b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

Dù chú của bạn đang chấp hành hình phạt tù nhưng không phải bị tước bỏ hết các quyền công dân. Ngoài việc bị cấm ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước; làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân; cấm đảm nhiệm chức vụ có liên quan, cấm thành lập doanh nghiệp hoặc là có một số hạn chế về cư trú, xuất nhập cảnh… trong một thời hạn nhất định thì chú bạn vẫn có các quyền công dân khác khi đang chấp hành hình phạt tù. Nghĩa là vẫn có thể kết hôn, ly hôn, tặng cho tài sản, lập di chúc, bán nhà, trả nợ, mua xe…

Như vậy,  việc chú bạn có nguyện vọng chuyển tiền làm từ thiện thì không bị hạn chế. Việc cho tặng tài sản này được thực hiện bởi một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì hoàn toàn hợp pháp.

Tại Điều 11, Thông tư 07/2018/TT-BCA quy định việc phạm nhân gặp thân nhân; nhận; gửi thư; nhận tiền, đồ vật và liên lạc điện thoại với thân nhân như sau: Phạm nhân khi mới đến cơ sở giam giữ chấp hành án phạt tù có tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (tiền mặt), ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, đồng hồ, đồ trang sức quý hiếm, tư trang hoặc những đồ vật có giá trị khác phải lập biên bản và niêm phong để gửi vào lưu ký (tiền mặt gửi vào lưu ký thì phạm nhân được sử dụng) để cơ sở giam giữ quản lý, phạm nhân được nhận lại khi chấp hành xong án phạt tù. Trường hợp phạm nhân có nhu cầu được chuyển số tiền, đồ dùng, tư trang cho thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm lập biên bản giao trực tiếp cho thân nhân hoặc gửi qua đường Bưu điện, cước phí do phạm nhân chi trả. Biên bản nhận hay trả tiền, đồ lưu ký phải mô tả đúng thực trạng số lượng, trọng lượng, chủng loại, hình dạng, kích thước, màu sắc và các đặc điểm khác của đồ vật.

Theo quy định trên, khi đến cơ sở giam giữ chấp hành án phạt tù, chú bạn phải gửi tài sản, tư trang hoặc những đồ vật có giá trị để cơ sở giam giữ lập biên bản và niêm phong gửi vào lưu ký nhằm mục đích quản lý.

Việc chú bạn có nhu cầu chuyển tiền cho em bé mổ tim thì phải được cơ sở giam giữ lập biên bản giao trực tiếp cho em bé đó hoặc gửi qua đường Bưu điện. Phần cước phí vận chuyển sẽ do chú bạn chi trả.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản