Tin mới

Thanh Hóa: Nêu cao vai trò của cấp ủy, chính quyền, các tầng lớp Nhân dân đối với công tác bảo vệ môi trường

(Mặt trận) -Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của MTTQ, các đoàn thể và các tầng lớp Nhân dân, công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có sự chuyển biến tích cực và đạt nhiều kết quả. Tuy nhiên, môi trường và công tác BVMT ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững. Nhiều vấn đề về môi trường chưa được giải quyết triệt để, thậm chí có chiều hướng gia tăng. Điều này, đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc của các tầng lớp Nhân dân trong tổ chức và triển khai công tác BVMT.

Mặt trận Tổ quốc huyện Cai Lậy huy động tốt nguồn lực chăm lo an sinh xã hội

Bình Thuân: Lan tỏa yêu thương, chăm lo cho người nghèo

Hiệu quả từ Đề án xóa nhà ở tạm, dột nát cho hộ nghèo ở huyện Yên Sơn

 Hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ xã Hoằng Đại (TP Thanh Hóa) tham gia dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm.

Từ thực tiễn đặt ra cũng như bám sát quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 05-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BVMT đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các địa phương trong tỉnh đã thực thi không ít giải pháp nhằm kiểm soát và BVMT. Tại TP Sầm Sơn, công tác BVMT luôn được xác định là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài và gắn với tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tầng lớp Nhân dân trong BVMT, thành phố đã biểu dương, khen thưởng kịp thời những hành động tốt, tấm gương tốt về BVMT và có hình thức xử lý đối với hành vi hủy hoại môi trường. Cùng với đó, thành phố cũng đã tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, nhất là hệ thống tiêu thoát nước và xử lý nước thải; ưu tiên đầu tư và nâng cấp các tuyến đường chưa có hệ thống thoát nước và tuyến đường bị hư hỏng nặng về hạ tầng, khu du lịch và các khu dân cư tập trung... Hiện rác, chất thải trên địa bàn thành phố đã được thu gom cơ bản triệt để và xử lý tập trung.

Tại xã Hoằng Đại (TP Thanh Hóa), người dân đã duy trì thường xuyên công tác tổng dọn vệ sinh môi trường hàng tuần vào ngày chủ nhật để giữ gìn môi trường luôn sạch - đẹp. Đến nay, xã đã có 5/6 thôn được công nhận thôn kiểu mẫu, 1 thôn được công nhận thôn NTM kiểu mẫu; xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao. Mới đây, hơn 300 cán bộ công chức, viên chức, hội viên, đoàn viên và người dân đã tham gia quét dọn tất cả các tuyến đường, ngõ xóm ở 6/6 thôn và các khu công cộng trên địa bàn toàn xã; nhổ cỏ, chỉnh trang các bồn hoa, đường hoa, cắt tỉa cây dại, phát quang bụi rậm, thu gom rác thải trên các tuyến đường giao thông liên thôn và khu công sở xã. Đây là hoạt động thiết thực nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm và tính tự giác cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn xã trong việc chung tay BVMT, từng bước hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm với cộng đồng, góp phần thực hiện có hiệu quả khâu đột phá về công tác vệ sinh môi trường.

Công tác BVMT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng được các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm thực hiện. Theo thống kê của Chi Cục BVMT, Sở Tài nguyên và Môi trường, trên địa bàn tỉnh hiện có 18 đơn vị đã lắp đặt trạm quan trắc khí thải, nước thải tự động với tổng số 85 trạm quan trắc. Trong đó, trạm quan trắc nước thải là 21 trạm; trạm quan trắc khí thải là 64 trạm. Để bảo đảm các trạm hoạt động hiệu quả, Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên giám sát việc thực hiện vận hành và kiểm soát chất lượng hệ thống các trạm; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, xác nhận và niêm phong hệ thống truyền nhận số liệu của các trạm. Kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý, xử phạt hoặc đình chỉ xả thải của các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật nếu phát hiện thông số môi trường vượt quy chuẩn cho phép.

Tuy nhiên, công tác BVMT trên địa bàn tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế, như: vấn đề chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngày càng lớn; việc xử lý rác thải sinh hoạt đang có nhiều hạn chế, hạ tầng xử lý rác thải sinh hoạt ở nhiều địa phương còn thiếu và chưa đồng bộ; nhiều bãi rác quá tải so với công suất thiết kế ban đầu, một số bãi chôn lấp rác thải đang gây ô nhiễm môi trường cục bộ và ảnh hưởng đến đời sống người dân khu vực xung quanh. Nhiều khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa đầu tư hoàn chỉnh công trình thu gom và xử lý nước thải riêng biệt với hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn; chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung... Thực tế này đòi hỏi cấp ủy, chính quyền các cấp, các tổ chức, doanh nghiệp, các tầng lớp Nhân dân cần phải nêu cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm, tích cực vào cuộc, hành động BVMT trên mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, mọi lúc, mọi nơi nhằm tạo nền tảng cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển nhanh và bền vững.

Phong Sắc

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản